1. Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác Bó? a) Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. b) Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp. c) Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ. d) Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài. 2. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được viết theo thể thơ: a) Ngũ ngôn tứ tuyệt b) Thất ngôn tứ tuyệt c) Thất ngôn bát cú Đường luật d) Tự do 3. Dòng nào diễn tả đúng nhất ý nghĩa của từ “chông chênh” trong câu thơ “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” ? a) Không vững chãi vì không có chỗ dựa chắc chắn. b) Ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã. c) Cao và không có chỗ bấu víu, lươn đu đưa, nguy hiểm. d) Ở trạng thái bất định, khi lên khi xuống, khi nghiêng qua ngả lại. 4. Nhận xét nào đúng đúng nhất với tâm trạng của Bác được thể hiện qua câu thơ cuối “Cuộc đời cách mạng thật là sang” ? a) Vui thích vì được sống chan hòa với thiên nhiên. b) Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. c) Lạc quan với cuộc sống cah1 mạng đầy gian khổ. d) Gồm cả 3 ý trên. 5. Bài thơ nào sau đây cũng đề cập đến “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với núi rừng)? a) Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến b) Côn sơn ca – Nguyễn Trãi c) Khi con tu hú – Tố Hữu d) Câu a và c đúng 6. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì? a) Để cầu khiến b) Để khẳng định hoặc phủ định c) Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc d) Tất cả đều đúng 7. Câu nghi vấn sau đây được dùng để làm gì? “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” a) Phủ định b) Đe dọa c) Hỏi d) Biểu lộ tình cảm, cảm xúc 8. Câu thơ: “Nhân tình, nhắm mắt, chưa xong Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như?” là câu nghi vấn dùng để hỏi. a) Đúng b) Sai 9. Trong các câu nghi vấn sau đây, câu nào dùng để phủ định? a) Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? b) Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc? c) Thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, cứ còn mãi như một vật lì lợm…Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay? d) Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? 10. Các chức năng tiêu biểu của câu nghi vấn: a) Hỏi, khẳng định, bộc lộ cảm xúc, yêu cầu,… b) Hỏi, yêu cầu, nhận xét, đánh giá,… c) Hỏi, phủ định, bộc lộ cảm xúc, thông báo,… d) Hỏi, khẳng định, bộc lộ cảm xúc, miêu tả,… giúp mình

2 câu trả lời

1.a) Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.

2.b) Thất ngôn tứ tuyệt

3.b) Ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã.

4.d) Gồm cả 3 ý trên.

5.d) Câu a và c đúng

6.d) Tất cả đều đúng

7.a) Phủ định

8.b) Sai

9.d) Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

10.c) Hỏi, phủ định, bộc lộ cảm xúc, thông báo,…

1.A

2.B

3.A

4.C

5.B

6.D

7.D

8.A

9.C

10.D

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Theo lời kể của người hàng xóm thì tiếng la hét khóc lóc và ầm ĩ đó đã có từ một năm trước và gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người xung quanh. Vậy người cha ruột có thể là kẻ đứng ngoài vô can khi đang chung sống cùng con mình nhưng lại để người tình ra tay với con đẻ? Và thực tế, việc đánh đập là một hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là giáo dục trẻ. Giáo dục chính là tạo môi trường cho trẻ phát triển và truyền cho trẻ các thông điệp giáo dục. Nếu môi trường sống của con “vẩn đục” bởi các toan tính của người lớn thì mọi biện pháp giáo dục đi kèm cũng không còn ý nghĩa. Hẳn là, trẻ sẽ không thể lớn lên và trưởng thành với sự thờ ơ, xem nhẹ giáo dục, không có hành động trao yêu thương của người lớn. Một nền giáo dục gia đình tối ưu chính là một môi trường gia đình đầm ấm, những người lớn tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Môi trường sống đó sẽ chính là khuôn đúc để những đứa trẻ lớn lên, được uốn nắn thành những con người tử tế, tôn trọng và yêu thương thế giới xung quanh và yêu chính bản thân mình. Hơn hết, ở đó có những người thân yêu của con mà không cần bạo lực hay là rao giảng đạo đức. Còn ở đây, trong môi trường vẩn đục khi người bố đẻ không bảo vệ được con mình. Một môi trường mà người thân yêu của con sẵn sàng dùng "nắm đấm" để ứng xử với nhau thì không thể đem đến cho con sự bình yên và hạnh phúc, càng không thể giúp những đứa trẻ trong môi trường đó phát triển bình thường. Tôi được biết có không ít đứa trẻ bị trầm cảm nặng khi cha mẹ ly hôn, phải sống cùng cha dượng hoặc vợ mới của bố. Với bé gái 8 tuổi bị bạo hành kia, cú sốc chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, phải sống cùng và tỏ ra yêu thương người không phải mẹ mình, đó cũng là một áp lực. Sống với người mà con căm ghét, phải tỏ ra ngoan ngoãn, thậm chí yêu thương con người đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Vậy với môi trường sống đáng sợ như vậy, bé gái ấy đã nhận được sự giáo dục thế nào? Ngoài ra, bạo hành liên tục về thể xác và tinh thần chính là cách mà người lớn truyền cho con thông điệp dữ dội: phải nghe lời. Thông điệp này vốn dĩ không dành cho việc giáo dục một đứa trẻ. Để con đẻ của mình sống trong môi trường thiếu lành mạnh như vậy và liên tục nhận được các thông điệp kinh hoàng, hứng chịu đòn roi, không hiểu ông bố này muốn giáo dục con kiểu gì? Rõ ràng, người cha đó chưa đảm nhận tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con đẻ. Thực tế, không khó hiểu khi tình trạng không ít đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn trong chính nhà mình vì sự vô tâm của người lớn. Có thể rồi, người cha đó cũng sẽ bị trả giá trước pháp luật. Nhưng nhìn lại, ta cảm thấy băn khoăn, làm sao để bảo vệ những đứa trẻ? Làm sao để môi trường lớn lên của những đứa trẻ thực sự an toàn, an lành? Làm sao để cuộc sống của những đứa trẻ không bị đe dọa? Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: Xác định các câu nghi vấn có trong đoạn trích trên? Căn cứ vào đâu để nói đó là câu nghi vấn? Câu 3: Từ đoạn trích trên em có suy nghĩ gì về “ giáo dục bằng bạo lực ”? Câu 4: Theo tác giả, một nền giáo dục tối ưu cho sự phát triển của một đứa trẻ là như thế nào? Câu 5: Nếu em bị bạo hành hoặc em thấy tình trạng bạo hành trẻ em, em sẽ làm gì?

8 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước