1. Trong những năm học gần đây, em đã được tham gia những hoạt động nào về giáo dục an toàn giao thông do nhà trường tổ chức? Hoạt động nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? 2. Em hãy đề xuất một số biện pháp hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho học sinh trường mình.

2 câu trả lời

`1)Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản

Mỗi học sinh là một tuyên truyền viên “nhí” về ATGT

Để tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT năm học 2018 - 2019, Sở GD-ĐT vừa yêu cầu các trường học phối hợp với ban, ngành liên quan của địa phương tiếp tục xây dựng mô hình Cổng trường ATGT và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông; văn hóa giao thông và các kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT - Võ Thanh Giang khuyến khích các trường tiểu học, THCS sử dụng bộ tài liệu “Văn hóa giao thông” lồng ghép trong giảng dạy cả chính khóa lẫn ngoại khóa về ATGT.

2)Tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật về ATGT là một vấn đề đang được xã hội quan tâm hiện nay. Hiện tượng học sinh không chấp hành luật giao thông như chạy hàng 3, chở quá số người quy định, đùa giỡn trên đường, tập trung trước cổng trường gây cản trở giao thông,… đây là tình trạng chung của các trường hiện nay đang gặp phải và chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Từ thực trạng trên, giáo dục ATGT trong trường học là một nội dung giáo dục quan trọng và rất cần thiết đối với học sinh, cán bộ, giáo viên và công nhân viên. Để đẩy lùi được tai nạn giao thông cần phải có sự phối hợp, chung tay của cả cộng đồng:

Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục Luật giao thông cho học sinh, sinh viên. Để công tác tuyên truyền, giáo dục luật giao thông cho học sinh ở trường học đạt hiệu quả bên cạnh việc đổi mới hình thức nội dung sinh hoạt sao cho phong phú, hấp dẫn, Ban giám hiệu nhà trường cần chú trọng quan tâm hơn nữa về công tác này. Theo đó, nhà trường cần chỉ đạo xen kẽ giáo dục luật giao thông vào các tiết học môn giáo dục công dân, nghiêm cấm học sinh không có giấy phép lái xe điều khiển xe gắn máy khi tham gia giao thông; tiến hành cam kết với phụ huynh học sinh, học sinh với nhà trường phải tuyệt đối nghiêm túc chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Giao cho giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục luật giao thông cho học sinh vào các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và cuối tuần, coi đây là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua của giáo viên và xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kỳ và cuối năm.

Hàng tuần lãnh đạo nhà trường nên kết hợp với Đoàn trường tiến hành kiểm tra đột xuất giấy phép lái xe của những học sinh đi học bằng xe gắn máy; đồng thời kiểm tra việc tham gia giao thông của học sinh khi tan trường. Tất cả những trường hợp vi phạm như: lấn chiếm đường, đi xe hàng hai hàng ba, lạng lách, chở ba…tuỳ mức độ đều bị xử lý kỷ luật trước lớp, trường.

Song song đó là các hoạt động tuyên truyền giáo dục ngoại khoá như: tổ chức cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông; kết hợp với đội cảnh sát giao thông huyện tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền cho học sinh. Đoàn trường cần lồng ghép nội dung tuyên truyền Luật giao thông cho học sinh vào các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, với những hình thức: hái hoa dân chủ, tìm hiểu về ý nghĩa các biển báo giao thông, xử lí những tình huống giao thông….để cuốn hút học sinh tham gia. Như thế kiến thức về Luật giao thông sẽ đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, từ đó các em sẽ có ý thức hơn khi tham gia giao thông

câu một mình không biết rõ nên không làm được nhé

2.

- Phát biểu và vận động học sinh về ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ

- Dán quy tắc lên biển lớp để học sinh chú ý

- Đưa thông báo và yêu cầu cho cô giáo chủ nhiệm để nêu lên tầm quan trọng của ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.