1, Trình bày những nét chính về phong trào độc lập dân tộc ở 1 số nước ĐNÁ đầu thế kỉ 20. 2, Phong trào Đông Dương phát triển ntn?
2 câu trả lời
* Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
- Ngay khi thực dân phương Tây tiến hành xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp ở tất cả các nước như:
+ Ở In-đô-nê-xi-a: Phát triển với nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
+ Ở Phi-líp-pin: Cuộc cách mạng 1896-1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
+ Ở Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đều diễn ra sôi nổi, nhưng đều thất bại.
+ Ở Miến Điện: nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Anh (1885) diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng cũng thất bại.
- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều có chung một kết quả là thất bại.
- Tuy nhiên, những phong trào đấu tranh thời kì này đều có những ý nghĩa nhất định, trở thành tiền đề cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh trong những giai đoạn sau
Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng của các nước thực dân phương Tây còn mạnh.
- Chính quyền phong kiến ở các nước đầu hàng, làm tay sai.
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân còn diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ.
đây là c1 nha bn
c2 mik chx làm đc
chúc bạn học tốt !
Đúng thì vote 5 sao và ctrlhn cho mik nha :>
1:->
Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
- Ngay khi thực dân phương Tây tiến hành xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp ở tất cả các nước như:
+ Ở In-đô-nê-xi-a: Phát triển với nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
+ Ở Phi-líp-pin: Cuộc cách mạng 1896-1898 bùng nổ, dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Phi-lip-pin, nhưng sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính.
+ Ở Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đều diễn ra sôi nổi, nhưng đều thất bại.
+ Ở Miến Điện: nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Anh (1885) diễn ra rất anh dũng nhưng cuối cùng cũng thất bại.
- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều có chung một kết quả là thất bại.
- Tuy nhiên, những phong trào đấu tranh thời kì này đều có những ý nghĩa nhất định, trở thành tiền đề cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh trong những giai đoạn sau.
* Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng của các nước thực dân phương Tây còn mạnh.
- Chính quyền phong kiến ở các nước đầu hàng, làm tay sai.
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân còn diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ.
2:->
Phong trào Đông đương (1905 - 1909)
* Nguyên nhân của phong trào:
- Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á nhờ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà thoát khỏi ách thống trị của tư bản Âu - Mĩ, lại có cùng màu da, cùng nền văn hóa Hán học với Việt Nam.
- Muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của nhân dân các nước châu Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong đó có Việt Nam.
* Những nét chính của phong trào:
- Năm 1904, Phan Bội Châu lập ra Hội Duy tân với mục đích lập ra nước Việt Nam độc lập.
- Năm 1905, phong trào Đông Dương bắt đầu được thực hiện bằng việc đưa học sinh sang Nhật học tập (có đợt lên đến 200 học sinh).
- Tháng 9 - 1908, Nhật trục xuất học sinh Việt Nam về nước (Do Pháp - Nhật câu kết với nhau).
- Tháng 3 - 1909, Phan Bội Châu bị buộc rời khỏi Nhật Bản.
=> Phong trào Đông Dương thất bại, hội Duy Tân cũng ngừng hoạt động.
* Ý nghĩa của phong trào:
- Tuy thất bại nhưng phong trào Đông Dương cũng đã đào tạo cho cách mạng nước ta sau này một đội ngũ chính trị có tư tưởng yêu nước tiến bộ bắt kịp xu thế của thời đại.