1. trình bày lợi ích của phân bón hữu cơ vi sinh, giair pháp cho nền sản xuất nông nghiệp bền vững? 2. em hãy kể 5 tên thiên địch sâu hại ở địa phương mà em biết?
2 câu trả lời
Ảnh hưởng của phân bón đối với cây trồng04/09/2017
Cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đất, nhưng khả năng cung cấp của đất có hạn, việc thâm canh qua nhiều năm khiến đất đai bị suy kiệt, giảm độ phì nhiêu, đất bạc màu, dần dần mất đi khả năng sản xuất, mất đi khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Nên việc sử dụng phân bón rất quan trọng, để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao và trả lại cho đất lượng dưỡng chất cây trồng đã lấy đi từ đất.
Sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng chịu tác động của rất nhiều yếu tố như đất đai, thời tiết, nước tưới, sâu bệnh, giống,… thì phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định. Để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển xanh tốt khỏe mạnh cần sử dụng phân bón hợp lý, đầy đủ giúp cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây. Dưới đây là một số ảnh hưởng phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây.
I.Ảnh hưởng của phân bón
1.Phân bón với sự sinh trưởng của cây trồng
Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng. Sử dụng phân bón cân đối hợp lý sẽ thúc đẩy các quá trình sinh trưởng của cây, đẻ nhánh, cành lá phát triển, thúc đẩy cây ra hoa nhiều và đồng loạt, tỷ lệ đậu quả cao. Tạo điều kiện rễ phát triển, rễ ăn sâu, rộng giúp hạn chế đổ ngã. Tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu của cây trồng.
Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết, phân bón còn tác động đến toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp, thúc đẩy các quá trình như phân hủy, chuyển hóa các chất….tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, phân giải các chất khó hấp thu thành các chất dễ hấp thu, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.
Nếu thiếu hụt phân bón cây trồng sẽ không phát triển hay phát triển kém, cây còi cọc, khả năng đẻ nhánh thấp, cành lá ra ít, lá nhỏ, lá vàng, không ra hoa hoặc ra hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, bộ rễ kém phát triển, dễ bị sâu bệnh tấn công, khả năng chống chịu kém đối với các yếu tố bất lợi.
2.Phân bón với năng suất cây trồng
Một cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh tạo tiền đề cho một vụ mùa năng suất cao. Nên việc sử dụng phân bón đầy đủ cân đối để đạt năng suất cao nhất là rất quan trọng. Tuy nhiên, phân bón với cây trồng chỉ cần vừa đủ không được dư thừa hay thiếu, vậy nên cần nắm rõ nhu cầu của dinh dưỡng của từng giống cây, từng loại cây trồng, nếu thừa hay thiếu đều có tác dụng ngược lại, cây trồng kém phát triển, không ra hoa hoặc ra hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, hiện tượng rụng hoa, trái non sinh lý nhiều, xảy ra hiện tượng năm được năm mất mùa giảm sút năng suất một cách nghiêm trọng.
Trong tất cả các điều kiện canh tác, khi tăng lượng phân bón sẽ làm nâng cao năng suất cây trồng những năng suất cây trồng tăng lên không tỉ lệ thuận với lương phân bón sử dụng tăng lên mà sẽ có xu hướng giảm sút. Lượng phân bón tăng lên thì năng suất sẽ tăng đến một giới hạn nhất định rồi sẽ không tăng nữa mà còn bị giảm xuống do dư thừa dinh dưỡng.
Phân bón ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, quan trọng nhất là giai đoạn trước ra hoa và nuôi quả/trái. Sử dụng phân bón vào giai đoạn trước ra hoa là thời kỳ quyết định đến số lượng và chất lượng ra hoa, việc bón phân để cung cấp đủ các dưỡng chất vào giai đoạn này sẽ giúp cây ra hoa to, hoa nhiều, đồng loạt, khả năng đậu quả cao. Giai đoan cây nuôi trái/quả việc bón phân cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ thúc đẩy quá trình tích lũy các chất hữu cơ (tinh bột, protein, đường,…) giúp trái/quả to, nặng ký, trái đồng đều, kể cả với những loại giống tốt cũng chỉ đạt năng suất cao khi sử dụng phân bón cân đối, hợp lý.
3.Phân bón với phẩm chất, chất lượng của nông sản
Phẩm chất, chất lượng của nông sản bao gồm các chỉ tiêu về hình thái, màu sắc, thành phấn các chất dinh dưỡng, giá trị thương phẩm, trọng lượng,… và phân bón có tác động rất lớn tới phẩm chất, chất lượng của nông sản. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt thì mới có có khả năng cho năng suất cao, nông sản có chất lượng tốt.
Phẩm chất, chất lượng nông sản được quyết định bởi nhiều hợp chất hữu cơ mà những hợp chất hữu cơ đó được hình thành bởi các quá trình sinh hóa như quá trình hô hấp, quang hợp, chuyển hóa, vận chuyển các chất… của cây trồng và phân bón có ảnh hưởng lớn rất tới các quá trình đó, quyết định đến hàm lượng, tính chất các chất hữu cơ và các loại men để xúc tiến các quá trình đó.
Phân bón chứa hàm lượng kali lớn có tác động rất nhiều tới chất lượng nông sản, tăng hàm lượng đường, tinh bột trong nông sản.Kali còn làm màu sắc của nông sản đẹp hơn, tăng hương vị và thời gian bảo quản nông sản.
Các loại phân vi lượng có vai trò quan trọng trong việc hình thành, kích thích các men tham gia các hoạt động sống của cây như hô hấp, chuyển hóa các chất, quang hợp, vận chuyển các chất…
Phân bón chứa nhiều lân làm phẩm chất của nông sản tăng lên, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển, đồng hóa các chất hữu cơ tích lũy trong hạt/củ/quả, tham gia qua trình tổng hợp các chất.
Phân bón chứa hàm lượng nitơ (đạm) lớn làm lượng protein chứa trong nông sản tăng lên, giảm lượng xenlulo.
Tuy phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng của nông sản nhưng với cây trồng chỉ cần đủ và cân đối mới đạt chất lượng tốt nhất. nếu dư thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng đến chất lượng, phẩm chất nông sản.
Ví dụ như dư thừa đạm sẽ khiến bộ lá xanh tốt, phát triển mạnh dễ bị đổ ngã, dễ bị sâu bệnh gây hại sẽ làm giảm năng suất, trái/quả/hạt nhỏ và số lượng ít làm ảnh hưởng về lượng của nông sản. trái/quả/hạt chin không đồng đều, thành phần, hàm lượng các chất (như tinh bột, đường, protein,…) tích lũy còn ít, vị nhạt, ăn không ngon,…làm ảnh hưởng về chất của sản phẩm, dư thừa đạm còn gây tồn dư NO3- trong nông sản không an toàn với sức khỏe của con người….thiếu lân, kali sẽ giảm sức đề kháng dễ bị sâu bệnh tấn công, sức chống chịu, dễ bị đổ ngã, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp, vận chuyển các chất hữu cơ, làm giảm hàm lượng đường, tinh bột,.. trong hạt/củ/quả.
II.Các dấu hiệu nhận biết cây trồng đủ, thừa hay thiếu phân bón
1.Cây trồng đủ lượng phân bón
Tình hình sinh trưởng, phát triển kém hay khỏe mạnh của cây trồng bà con có thể nhận biết qua các đặc điểm hình thái của cây (sự phát triển của thân lá, sự ra hoa,…). Nếu có đủ phân bón, đủ các dưỡng chất cần thiết cây trồng sẽ sinh trưởng, phát triển tươi tốt, khỏe mạnh.
Tuy nhiên, những biểu hiện bên ngoài đó cùng tùy thuộc vào từng loại giống, từng loại cây trên từng loại đất và kỹ thuật khác nhau. Để sử dụng phân bón hợp lý, cân đối bà còn cần quan sát, xác định từng yếu tố:
-
Độ đồng đều về đặc điểm hình thái bên ngoài, về sức khỏe, về các giai đoạn phát triển, về năng suất trên cùng một diện tích
-
Khả năng phát triển, sinh trưởng của cây như chiều cao cây, số cành, số nhánh hữu hiệu, kích thước, số lượng lá, số hạt/củ/quả/bông trên cây
-
Nắm bắt được sự gây hại của sâu bệnh như mức độ bị hại, số cây bị hại, mật độ sâu, các loại kẻ thù tự nhiên, thiên địch.
2.Cây trồng thiếu phân bón
Thiếu các chất dinh dưỡng cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, không bình thường, giảm năng suất, cây trồng sẽ có một số biểu hiện như:
- Thiếu đạm(N) cây sẽ sinh trưởng phát triển kém, còi cọc, lá cây sẽ úa vàng, khả năng quang hợp yếu, năng suât giảm mạnh, khả năng phân cành, đẻ nhánh kém.
- Thiếu lân (P) lúc đầu lá màu xanh đậm, xuất hiện các vệt có màu đỏ sẫm, biểu hiện từ dưới lên, từ ngoài mép vào, lá nhỏ, sinh trưởng kém, chậm.
- Thiếu kali (K) là có bề ngang hẹp, lá ngắn, mép ngoài lá bị héo và khô.
- Thiếu hụt magiê (Mg) lá vẫn còn xanh nhưng gân bị úa vàng.
- Thiếu hụt lưu huỳnh (S) gân lá chuyển vàng khi thịt lá còn xanh, sau đó mời dần chuyển vàng.
- Thiếu hụt canxi (Ca) các lá non mới ra thường bị biến dạng, cong queo, bộ rễ kém phát triển.
- Thiếu hụt sắt (Fe) màu sắc của phần thịt lá chuyển dần từ xanh sang trắng hay vàng, gân lá vẫn còn màu xanh.
- Thiếu mangan (Mn) phần gân lá có màu vàng, thịt lá xuất hiện các đốm màu vàng rồi bị hoại tử.
- Thiếu hụt đồng (Cu) cây có triệu chứng chảy gôm, đỉnh lá có màu trắng.
- Thiếu hụt bo (B) chồi bị chết, chồi lụi dần, các lá non chết dần, không có hoa hoặc hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, dễ rụng.
- Thiếu hụt kẽm (Zn) lá nhỏ, biến dạng, thịt lá có màu vàng nhưng phân gân lá vẫn giữ màu xanh.
3.Cây trồng dư thừa phân bón
Cây trồng sẽ có những triệu chứng/biểu hiện:
- Thừa đạm (N) cây sinh trưởng/phát triển quá mạnh, cây yếu dễ bị đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công, đặc biết với các loại đạm vô cơ sẽ không chuyển hóa hết làm tích lũy gây độc cho cây, tích lũy NO3- trong sản phẩm gây hại cho sức khỏe của con người.
- Thừa lân (P) sẽ làm nông sản chin sơm, chưa kịp tích lũy các chất (tinh bột, đường, protein,…) để có một vụ mùa đạt năng suất cao.
- Thừa kali (K) ở mức thấp sẽ hạn chế cây hấp thu một số chất như magie, natri,…dư thừa ở mức cao sẽ ngăn cản sự hút nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng gây tác động xấu đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây trồng.
- Thừa magie sẽ làm thiếu hụt kali, thừa lưu huỳnh thì bị cháy lá hoặc lá nhỏ.
Vì vậy, nên việc bón phân đầy đủ để cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng là rất cần thiết, không những tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, khỏe mạnh mà còn giúp nâng cao năng suất, chất lương của nông sản.
lợi ích:
giúp cây phát triển hoa ,lá, cành. giúp đất tơi xốt màu mỡ.
thiên địch:
chim, rắn, bọ ngựa, bọ cánh cam, ...