1 trình bày đặc điểm tự nhiên về địa hình,khí hậu,sông ngoài,cảnh quan khu vực tây nam á 2 trình bày đặc điểm tự nhiên về địa hình,khí hâu,sông ngoài,cảnh quan khu vực nam á 3 trình bày đặc điểm tự nhiên về địa hình,khí hâu,sông ngoài ,cảnh quan khu vực đông á
2 câu trả lời
Câu 1:
* Địa hình:
- Diện tích trên 7 triệu km2, khu vực có nhiều núi và cao nguyên.
+ Phía đông bắc: các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap.
+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa sông Ti-grơ và Ơ-phrat bồi đắp.
* Khí hậu:
- Tây Nam Á có các kiểu khí hậu: Nhiệt đới khô, cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt lục địa → cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
* Sông ngòi:
Khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nên sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp nên ở đây vẫn có một số sông lớn
* Cảnh quan:
Khí hậu lục địa là mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng; lượng mưa trung bình năm thấp và độ bốc hơi rất lớn nên ở đây phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 2:
* Địa hình:
Khu vực Nam Á có 3 miền địa hình khác nhau:
- Phía Bắc là hệ thống núi Himalaya cao đồ sộ,chạy theo hai hướng Tây Bắc và Đông Nam,dài gần 2600km,rộng trung bình từ 320-400km.
- Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng và bằng phẳng,chạy từ biển A-rập đến vịnh Ben-gan dài hơn 300km rộng từ 250-350.
- Phía Nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng,hai rìa được nâng lên bởi hai dãy Gát Tây và Gát Đông.
* Khí hậu:
- Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình
- Khu vực mưa nhiều nhất thế giới.
- Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều.
- Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
* Sông ngòi:
- Nam Á có nhiều sông lớn: Sông Ấn; Sông Hằng; Sông Bramapút...
- Các cảnh quan tự nhiên chính: Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
* Cảnh quan:
- Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Câu 3:
* Địa hình:
- Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc.
- Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.
* Sông ngòi:
- 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn.
- Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.
- Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa "Thái Bình Dương", là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.
* Khí hậu:
Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa
* Cảnh quan:
Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.
*CHÚC BẠN HỌC TỐT*
_LangLang0101_
Câu 1:
- Địa hình: Gồm 3 miền: phía Đông Bắc là núi cao với 2 sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ & Iran, ở giữa là Đồng bằng Lưỡng Hà, phía Tây Nam là sơn nguyên Arap.
- Khí hậu: Phần lớn là khí hậu nhiệt đới khô hạn do có nhiều núi cao bao bọc, chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch khô-nóng quanh năm thổi từ lục địa ra, ven Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải.
- Sông ngòi: Khô hạn, kém phát triển, lớn nhất là sông Ti-grơ và ơ-phrat
- Cảnh quan: Phần lớn là thảo nguyên, nửa hoang mạc và hoang mạc.
Câu 2:
- Địa hình
+ Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng Bắc- Nam và Tây Bắc- Đông Nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xẻ mạnh.
+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu sông.
+ Phần hải đảo: Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.
+ Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,…
- Khí hậu: mang tính chất gió mùa.
+ Mùa hạ: gió tây nam nóng ẩm, mang mưa nhiều cho khu vực.
+ Mùa đông: gió có tính chất lạnh, khô.
- Vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão nhiệt đới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
- Sông ngòi: Phần đất liền: có một số sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,.... Phần hải đảo có sông nhỏ, ngắn, dốc.
- Cảnh quan: Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.
Câu 3:
- Địa hình và sông ngòi
Phía Tây có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng lớn
Phía Đông là vùng núi đồi thấp xen các đồng bằng rộng lớn.
Hải đảo: Địa hình là miền núi trẻ, thường có động đất và núi lửa
- Khí hậu và cảnh quan: Phía Tây khí hậu cận nhiệt lục địa quanh năm khô hạn, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc. Phía Đông và hải đảo có khí hậu gió mùa ẩm, cảnh quan rừng rất phát triển.
- Sông ngòi: Đất liền sông ngòi có ba con sông lớn là A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, chế độ nước theo mùa, lũ lớn cuối hạ đầu thu. Sông ngòi ở hải đảo nhỏ, ngằn và dốc…