1. Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu? 2. Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Tại sao ở vùng ôn đới lại tập trung nhiều đất Pôtzôn?

2 câu trả lời

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo 1 quỹ đạo elip gần tròn

Có sự khác nhau vì ở mỗi vĩ độ góc chiếu của Mặt Trời là khác nhau

Đất là nơi cư trú của sinh vật..cung cấp nguồn thức ăn và đồng thời sau khi chết sinh vật cung cất chất dinh dưỡng cho đất

Vì tùy thuộc vào điều kiện khí hậu mà mỗi khu vực có các loại đất khác nhau

* Đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

- Quỹ đạo chuyển động: hình elíp gần tròn, do vậy khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời thay đổi trong năm.

+ Điểm gần Mặt Trời nhất gọi là cận nhật: 147 triệu km (thường vào 3/1)

+ Điểm xa Mặt Trời nhất gọi là viễn nhật là 152 triệu km, thường vào 5/7 + Chiều dài quỹ đạo: 940.000.000km.

- Hướng chuyển động: từ Tây ->Đông - Vận tốc trung bình là 29,8 km/s và thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo, min (tại viễn nhật): 29,3 km/s, Max (tại cận nhật là 30,3km/s)

- Thời gian chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là: 365 ngày 5h 48’46’’ và được gọi là năm thiên văn.

- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc là 66033’ và không đổi phương=>chuyển động tịnh tiến.

* Giải thích tại sao có sự khác nhau về độ dài của các thời kì nóng và lạnh ở mỗi bán cầu? - Hiện tượng: thời kì nóng ở Bắc bán cầu dài hơn thời kì nóng ở Nam bán cầu và ngược lại. - Giải thích:

+ Từ ngày 21/3 đến 23/9 là thời kì nóng ở BBC, do Trái Đất ở xa Mặt Trời, chịu lực hút nhỏ hơn, vận tốc chuyển động trên quĩ đạo giảm nên Trái Đất phải chuyển động trong 186 ngày đêm để đi hết quãng đường này.

+ Từ ngày 23/9 đến 21/3 năm sau là thời kì nóng của NBC, vì Trái Đất ở gần MT, chịu lực hút của MT lớn nên vận tốc chuyển động trên quĩ đạo lớn, do đó đêm Trái Đất chỉ cần 179 ngày đêm để thực hiện nốt quãng đường còn lại

2 Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Tại sao ở vùng ôn đới lại tập trung nhiều đất Pôtzôn?

3 a. Mối quan hệ giữa đất và sinh vật: - Đất tác động đến sinh vật:

+ Các đặc tính lý, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật

+ VD: . Đất ngập mặn: các loài cây ưa mặn phát triển: đước, sú, vẹt… . Đất badan: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều…

+ Đất còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật sống trong đất. VD…

- Sinh vật tác động đến đất: Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất + Thực vật: cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá

+ VSV phân huỷ xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn

+ ĐV sống trong đất: giun, kiến, mối…cũng góp phần làm thay đổi 1 số tính chất vật lý, hoá học của đất

b. Ở vùng ôn đới tập trung nhiều đất Pôtzôn vì:

- Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh do thừa ẩm - Do tác động của thực vật lá kim

- Đất kém phì nhiêu, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

Câu hỏi trong lớp Xem thêm