1,Tìm GHĐ và ĐCNN của thước đo độ dài 2, Lấy vd về lực tác dụng lên vật làm vật biến đổi chuyển động và biến dạng 3, Trọng lực là gì ? Phương và chiều của trọng lực. 4, 1m3 = .....dm3=.....cm3 và 1dm3=.....cc=.....l=.....ml 5, Tính thể tích của vật rắn ko thấm nước khi thả vào bình chia độ 6, Tính trọng lượng của 1 vật ở TRÁI ĐẤT? Khi vật ở mặt trăng? giúp mik với mai mik thi r ạ

2 câu trả lời

Đáp án:

1. GHĐ của thước độ độ dài là chiều dài lớn nhất thước đo được. ĐCNN là khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp trên thước.

2. Ví dụ: sút thật mạnh vào quả bóng, quả bóng vừa bay đi vừa bị biến dạng, bóp nén một lò xo lại một lúc rồi thả ra, lò xo sẽ vừa bị biến dạng vừa chuyển động,....

3. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật trên Trái Đất.

4. 1m³ = 1 000dm³ = 1 000 000cm³  

1dm³ = 1 000cc = 1 lít = 1 000ml

5. Thể tích của vật rắn không thấm nước khi thả vào bình chia độ chính bằng thể tích nước dâng lên.

6. Trọng lượng của một vật ở Trái Đất tính như sau:

$P = 10m$
Một vật ở Mặt Trăng thì:

$P' = 1,66m$

 

Giải thích các bước giải:
Câu 1
VD: Thước kẻ của em dài 20cm
=> GHĐ: 20cm
      ĐCNN: 1mm
Câu 2
VD: Lấy chân đá vào quả bóng 
Lực chân đã tác dụng vào quả bóng làm quả bóng chuyển động và biến dạng
Câu 3
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật . Trong lực có phương thẳng đứng và chiều hướng về phía Trái Đất.
Câu 4
1 m3 = 1000 dm3 = 1000000 cm3 
1dm3= 1 lít = 1ml
1cc = 0,001 dm3 = 0,001 lít
Câu 5
Cách tính thể tích của vật rắn ko thấm nước khi thả vào bình chia độ là:
Bước 1: Đổ nước vào BCĐ, gọi thể tích đó là V1

Bước 2: Thả chìm vật vào BCĐ, nước dâng lên, gọi thể tích đó là V2

Bước 3: Vv = V2 – V1

Ví dụ: Thể tích của nước khi chưa thả viên đá vào trong bình chia độ là V1 = 150 cm3

Thể tích của nước và viên đá khi thả viên đá vào trong bình chia độ là V2 = 200 cm3

Thể tích của viên đá là: Vđá = V2 – V1 = 200 – 150 = 50 cm3


Câu 6
VD: một vật ở trên mặt trăng có trọng lượng là 9000N .Hỏi vật đó ở trên trái đất cân nặng bao nhiêu

theo đề bài ta có :

P = 10 . m => m = P : 10 = 9000 : 10 = 900 ( kg ) = 0,9 ( tấn )

vì một vật trên trái đất có trọng lượng gấp 6 lần khi ở mặt trăng nên :

0,9 . 6 = 5,4 ( tấn )


Chúc bạn học tốt nhé ^^

Câu hỏi trong lớp Xem thêm