1. Thế nào là câu nghi vấn, câu cầu khiến? Dấu hiệu nhận biết. 2. Thực hiện các bài tập SGK về 2 loại câu trên? 3. Trình bày hiểu biết của mình về tác giả Hồ Chí Minh và tập thơ “ Nhật ký trong tù”. 4. Đọc bài thơ “Ngắm trăng”, em thấy hoàn cảnh ngắm trăng của Bác có điều gì đặc biệt, trong hoàn cảnh đó tình cảm với thiên nhiên của Người được thể hiện như thế nào? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung ý nghĩa bài thơ.

2 câu trả lời

*câu cầu khiến là các câu sử dụng các từ ngữ cầu khiến như các từ ngay, đừng, chớ, nào…chủ yếu dùng để ra mệnh lệnh, đề nghị, yêu cầu thực hiện một việc nào đó.

Câu cầu khiến thường ngắn gọn, có sử dụng ngữ điệu trong câu.


Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến 

Qua hình thức câu: thường có dấu chấm than cuối câu.

– Qua giọng điệu khi đọc/nói: giọng nói gấp gáp hoặc cũng có thể giọng nói như có ý muốn đề nghị/yêu cầu/ra lệnh làm việc nào đó.

*Câu nghi vấn là câu có chứa các đặc điểm hình thức của mục đích nói đích thực là nghi vấn (hỏi), nêu điều chưa biết để được trả lời.

dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn 

  • Cặp phụ từ: có… không, có phải… không, đã… chưa,…
  • Ví dụ: “Con đã nhận ra con chưa?”

3. Chứa các tình thái từ

  • Tình thái từ: à, ư, nhỉ, hử, hả, hở, chứ, chăng,…
  • Ví dụ 1: “Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?”
  • Ví dụ 2: Lan dạo này gầy đi à cháu?

4. Quan hệ từ “hay” hoặc câu có ý lựa chọn

Ví dụ: “Anh làm hay tôi làm?”

5. Dấu hiệu khác

  • Ở dạng viết, câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi ở cuối câu.
  • Ở dạng nói, câu nghi vấn có ngữ điệu nghi vấn: thường lên cao giọng ở cuối câu hoặc nhấn mạnh ý cần được trả lời, giải đáp.

-Câu nghi vấn là câu có chức năng dùng để hỏi.Trong câu thường có những từ nghi vấn:ai,gì,nào,sao,tại sao,đâu,bao giờ,...à,ư,hả,chứ,....hoặc có từ hay(để nối các câu có quan hệ lựa chọn)
-Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến:hãy,đừng,chớ,...đi,thôi,nào,...hay ngữ điệu cầu khiến;dùng để ra lệnh,yêu cầu,đề nghị,khuyên bảo,...  
4.Trong bài thơ này, bác ngắm trăng trong hoàn cảnh Bác bị giam trong tù. Nếu như bình thường mọi người thường ngắm trăng khi nhàn hạ, thảnh thơi thì khi bị giam trong tù ngục tối tăm Bác vẫn có tâm trạng ngắm trăng, vui vẻ trước cảnh đẹp.   
-
Nghệ thuật

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc

Sử dụng phép đối, nhân hoá linh hoạt.

Vừa mang mầu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại. 
-Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm của tâm hồn nghệ sĩ Hồ Chí Minh và phong thái ung dung của Bác ngay trog hoàn cảnh lao tù tăm tối cực khổ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
13 giờ trước
5 lượt xem
2 đáp án
13 giờ trước