1) Tại sao nói cuộc khủng hoảng 1929 - 1993 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây hậu quả nặng nề nhất 2) Là học sinh chúng ta cần làm gì để thể hiện là một công dân yêu chuộng hòa bình

2 câu trả lời

1. Cuộc khủng hoảng 1929 - 1933: 

- Bắt đầu từ năm 1929 ở Mĩ trong lĩnh vực ngân hàng, sau đó lan ra các ngành khác và lan ra các nước. Đây là cuộc khủng hoảng lớn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niiu Óoc. Hàng triệu người mất tiền tiết kiệm cả đời. Vòng xoáy khủng hoảng phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của Mĩ.

- Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng:

+ Một số nước tư bản như Anh, Pháp... tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội...

+ Một số nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị (thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai) và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.

=> Chiến tranh thế giới gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với nhân loại cả về vật chất avf tinh thần không thể kể hết.

2.

- Trước hết, cần học tập tốt để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.

- Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh => tạo khối đoàn kết.

- Lên án các hành vi gây mất đoàn kết, các hành động đi ngược lại và phá hoại nền hòa bình.

1.Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với các nước tư bản: * Cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính (riêng Pháp cuộc khủng hoảng kéo dài đến năm 1936). Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. * Sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm 38 % (riêng Mĩ giảm 46%), Đức chịu tốc độ âm 47%, riêng ở Mĩ đã có 13 vạn công ty bị phá sản. * Tài chính: hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa (riêng ở Mĩ 10 vạn công ngân hàng phá sản chiếm 40% tổng số ngân hàng của thế giới.) * Nông nghiệp: Hàng triệu ha cây trồng đã bị phá (riêng ở Mĩ có 75% nông trại đã bị phá sản), người ta đã giết hàng triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng trăm triệu lít sữa. * Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều và gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng: • Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp,...

2.

Học tập và làm theo lời Bác dạy, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, mà thường xuyên trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, toàn quân quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, phát triển và quan điểm: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; trong đó biện pháp chủ yếu là thông qua đàm phán, thương lượng, nhằm tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan, vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và vì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế.

Không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.