1)nội lực, ngoại lực là gì? 2)tác hại của núi lửa, động đất là gì? Hãy cho ví dụ 3)hãy giải thích câu tục ngữ: “đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng;ngày tháng 10 chưa cười đã tối”hiện tượng này do chịu tác động nào?

2 câu trả lời

1)nội lực, ngoại lực là :

nội lực là những lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất. Nguyên nhân sinh ra những lực này là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất (Năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất…). Kết quả của quá trình nội lực là tạo núi, tạo lục và các hiện tượng núi lửa, động đất…

- Ngoại lực là những lực được sinh ra do nguồn năng lượng ở bên ngoài vỏ Trái Đất như: năng lượng của gió, mưa, băng hà, nước chảy, sóng biển…Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời.

2)tác hại của núi lửa, động đất là:

Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra Sóng địa chấn. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.

vd:

quanh thềm Thái Bình Dương, nơi người ta thường hay gọi  "vành đai lửa", ... 2. • Cường độ để đo độ mạnh của rung động do động đất tại một địa điểm nhất định. ... Những tác động chủ yếu của động đất là gây thiệt hại cho con người ... mạnh, bất ngờ của trái đất, động đất, phun trào của núi lửa hoặc sạt lở đất

3)

Đó là do hệ quả vận động tự quay quanh Mặt trời của Trái đất.

Khi chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái đất luôn nghiêng về một hướng không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía Mặt trời còn nửa cầu kia thì chếch xa.

Vào khoảng tháng 5 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều nhất nên các vùng ở Bắc bán cầu nhận được nhiều nhiệt nhất, (là mùa hạ) đồng thời, thời gian ban ngày kéo dài , đêm ngắn hơn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng).

Khoảng tháng 10,11 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc chếch xa Mặt trời nhất nên nhận được ít nhiệt (là mùa Đông), lúc này thời gian ban ngày rất ngắn, đêm kéo dài (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối)

Câu tục ngữ này chỉ đúng với các vùng ở Bắc bán cầu. Những vùng nội chí tuyến thì độ chênh lệch này không đáng kể. Càng về hai cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn. Từ vòng Cực lên Cực Bắc thì có đến 6 tháng ngày (mùa hạ) và 6 tháng đêm (mùa đông) tùy vào vĩ độ.

1.

 Nội lực – Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất.
b. Ngoại lực – Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là 2 quá trình: Phong hoá các loại đá và xâm thực (nước chảy, gió…).

2.

Núi lửa phun thường gây tác hại cho các vùng lân cận. Tro bụi và dung nham của nó có thể vùi lấp các thành thị,làng mạc,ruộng nương.Nhưng các vùng đất đỏ phì nhiêu do dung nham bị phá hủy

Động đất :   những trận động đất lớn làm cho nhà cửa,đường sá,cầu cống bị phá hủy và chết nhiều người

3.

"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng" - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

Câu hỏi trong lớp Xem thêm