1. nguyên nhân gây ra động đất? 2. dấu hiệu trước/sau động đất? 3. cách phòng tránh động đất ?

2 câu trả lời

Động đất được gây ra bởi các nguyên nhân:

  • Nội sinh: Do vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo trong vỏ Trái Đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy và/hoặc phun trào núi lửa ở các đới hút chìm. ...
  • Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn

  Dấu hiệu xảy ra động đất :

Cụ thể, chó có hành vi bất thường như sủa/cắn quá mức. Những loài vật nuôi, thú cưng đột ngột trốn chạy, biến mất hay chim, gà đẻ trứng ít hơn bình thường trong khoảng thời gian trước khi diễn ra một trận động đất.

Quan sát lớp đất đá và mực nước sông, hồ

Nếu thấy mực nước sông, hồ rút bớt bất thường hoặc tràn mà không có trận mưa lớn nào trong thời gian đó, thì đó là dấu hiệu có sự biến động.

Quan sát bầu trời, hướng gió

Nếu bạn nhận thấy một sự điềm tĩnh bất thường trong bầu khí quyển, nó sẽ là dấu hiệu của việc biến đổi khí hậu lạ, rất có thể, một trận động đất sắp diễn ra trong khu vực.

Theo dõi “ánh sáng động đất”

Nhìn lên bầu trời, theo dõi luồng sáng bí ẩn, hay còn được biết dưới cái tên “ánh sáng động đất” cũng là một dấu hiệu nhận biết động đất.

Trước khi xảy ra động đất

1. Gia cố nhà cửa

Hầu hết các công trình ở Nhật Bản đều được xây dựng để chịu những chấn động, tuy nhiên chúng ta nên chú ý gia cố những đồ đạc trong phòng. Hãy đảm bảo gắn chắc các loại tủ bếp, tủ quần áo, tủ sách... vào trần nhà bằng những giá đỡ hình chữ L . Trước khi bắt đầu bạn cần đảm bảo phần tường mình gắn vào đủ cường độ chịu lực vì phần lớn tường nhà ở Nhật dùng thạch cao, quá yếu để giữ các đồ nội thất nặng.

Trong trường hợp bạn không thể sử dụng giá chữ L thì một giá đỡ an toàn lắp vào khoảng trống giữa tủ và trần nhà cũng có tác dụng cố định rất tốt.

Những dụng cụ này khá phổ biến và được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng đồ gia dụng.

2. Sắp xếp đồ đạc hợp lý

30%-50% thương tích thường đến từ các đồ vật trên cao rơi xuống. Hãy sắp xếp đồ một cách khoa học trong ngôi nhà, tránh để những vật nặng như TV, lò vi sóng trên cao bởi chúng bởi chúng sẽ có nguy cơ gây ra những tổn thương nặng ở đầu.

Ngoài ra bạn cũng không nên kê tủ gần cửa sổ hay cửa ra vào hay để nhiều đồ ở hành lang, lối đi lại vì nó có thể chắn lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố.

3. Chuẩn bị những vật dụng cần thiết

Bạn nên trang bị những dụng cụ thiết yếu cho việc sinh tồn như đèn pin và pin dự phòng, nước, thực phẩm, đồ cứu thương, bình cứu hỏa, đài radio cầm tay... Theo dõi và tuân thủ hướng dẫn, cảnh báo của các cơ quan phòng chống thiên tai và tổ chức cứu nạn. Bạn cũng cần nhớ tổng đài khẩn cấp khi có thiên tai cũng như số điện thoại của cảnh sát, bệnh viện.

 

Khi xảy ra động đất

1. Khi đang ở trong nhà

Nếu động đất xảy ra khi bạn đang ở trong nhà, ngay lập tức chui xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh các vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy đến góc phòng mà đứng, tránh xã các cửa sổ và cửa ra vào, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng mới rời khỏi phòng, nhà nếu cần. Luôn lấy tay ôm lấy mặt, đầu, tránh xa cửa kính, gương, hay vật gì có thể đổ vào người.

Nếu ở gần bạn không có chiếc bàn nào, hãy dùng tay ôm lấy mặt, đầu và ngồi vào một góc nhà; tránh xa cửa kính, gương, cửa ra vào và bất cứ vật gì có thể đổ.

Áp dụng phương pháp “tam giác của sự sống”

Lý thuyết “tam giác của sự sống” chỉ ra, người ở trong nhà nên nằm xuống bên cạnh các đồ vật như bàn, tràng kỷ, giường… vì khi tường, trần nhà đổ xuống đè lên các vật này, nó sẽ tạo ra các khoảng trống ở ngay bên cạnh đó, tạo ra “tam giác sống” mà chúng ta có thể trú ẩn được.

2. Động đất khi bạn đang ở ngoài đường

- Khi đang lái xe

Khi bắt đầu rung lắc khi lái xe, bạn nên giữ bình tĩnh và giảm tốc độ xe, giữ chắc tay lái để không bị mất lái do bị rung, cho đến khi bạn đỗ xe ở một nơi nào đó trống rỗng hoặc ở lề đường bên trái.

Nếu cần thiết phải trú ẩn, hãy để lại chìa khóa và không khóa cửa xe, để phương tiện có thể di chuyển được nếu nó ngăn cản đường đi của các phương tiện khẩn cấp. Đừng quên lấy các giấy tờ và vật có giá trị. Không sử dụng xe hơi làm nơi trú ẩn lâu dài, những người ngủ trong xe có nguy cơ tử vong cao vì ngộ độc CO.
Trong một thảm họa luôn luôn tìm tới nơi trú ẩn được tổ chức cứu nạn khuyến cáo.

- Khi ở trên đường

Bảo vệ đầu bằng chống lại mảnh vỡ thủy tinh và các đồ vật rơi xuống. Không đứng gần tường,  các công trình hay máy bán đồ uống tránh. Tránh những nơi có đường dây diện chạy qua.

- Khi ở gần biển

Khi bạn cảm thấy một cơn địa chấn, hãy nhanh chóng trú ẩn ở một nơi cao và an toàn. Đừng tiếp cận bờ biển sau khi xảy ra động đất để tránh sóng thần.

- Khi ở bên trong tàu

Giữ thanh hoặc tay vịn chắc chắn. Ngay cả khi phương tiện đã dừng lại bạn cũng không nên mở lối thoát khẩn cấp và không nhảy ra khỏi cửa sổ.

 

Sau khi xảy ra động đất

– Kiểm tra chính mình và những người xung quanh có bị chấn thương hay không. Tiến hành sơ cứu nếu cần thiết.

– Tránh xa các tòa nhà bị hư hỏng, không đi qua cầu, …

– Mang giày khi đi ra ngoài, cận thận với các mảnh kính vỡ

– Nếu bạn đang ở trường hoặc ở nhà, trường hoặc nhà không an toàn, hãy ra ngoài hoặc làm theo các kế hoạch khẩn cấp hoặc làm theo hướng dẫn của người phụ trách;

– Trong trường hợp đặc biệt nếu bạn vẫn ở trong nhà hoặc trường, cẩn thận với đường dây điện, khí đốt, nước và các vật dụng có thể gây nguy hiểm khác. Nếu bạn gửi thấy mùi khí ga thì hãy khóa ga, tháo hết các cầu chì, tắt cầu dao và báo với các cơ quan chức năng hoặc người thân của bạn;   

– Không sử dụng phương tiện, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp;

– Sử dụng đài radio cầm tay để cập nhật thông tin;

– Không sử dụng điện thoại trừ trường hợp khẩn cấp;

– Tranh xa các bãi biển. Sóng thần thường xảy ra khi mặt đất đã ngừng rung lắc;

– Sử dụng đèn pin để kiểm tra thiệt hại nơi cư trú của bạn, bao gồm: khí đốt, nước, đường dây điện và các thiết bị khác có khả năng gây nguy hiểm cho bạn

1. Nguyên nhân gây ra động đất là : Những lực sinh ra bên trong Trái Đất ( nội lực ) tác động nén ép vào các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành hiện tượng động đất.

2 . Dấu hiệu trước sau động đất là:

Trước: Các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển dữ dội.

Sau : Nhà cửa, đường xá, cầu cống bị phá hủy, nếu trận động đất mạnh, có thể có nhiều người thiệt mạng.

3. Cách phòng tránh động đất:

+ Tìm cách xây nhà chịu được các chấn động lớn.

+ Lập các trạm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời sơ tán người dân khỏi vùng nguy hiểm.