1 .Nêu Tính chất của hiến tranh thế giới thứ 2?Giải thích vì sao? 2. Viết suy nghĩ của em về chiến tranh thế giới (5-7 dòng) chỉ mình với

2 câu trả lời

1. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ 2 :

+ Từ năm 1939-1941 (trước khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa. Vì sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào chết chóc. 

+ Từ năm 1941-1945 (sau khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới. Vì do các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đi đầu.

2. 

    Có thể nói, đây là đây là cuộc chiến tranh có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới cận đại lúc bấy giờ. Với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đứng đầu là phát xít Đức Hitler, thế giới lại lâm vào một cuộc chiến tranh đại quy mô, kéo dài suốt 6 năm một cách tàn khốc hơn, đẫm máu hơn bao giờ hết. Chiến tranh Thế giới lần thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hủy diệt hàng loạt. Hơn 70 triệu người đã bị chết, hàng trăm triệu người bị thương, bị tàn tật do cuộc chiến này, kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc xã. Nó cũng tàn bạo, khốc liệt và gieo rắc sự đau thương, mất mát khi đã cướp đi hàng chục triệu sinh mạng mà chủ yếu vẫn là trẻ em, phụ nữ, người già vô tội, gây nên sự bất ổn đến kinh hoàng tại nhiều khu vực của các châu lục. Từ cuộc chiến tranh chiến sự có quy mô lớn nhất, tàn khốc nhất, hủy diệt nhất, man rợ nhất, số người thiệt mạng nhiều nhất đã diễn ra ở châu Âu, thế giới cần thôi thúc sự kiến tạo về một nền hòa bình bền vững. Từ đó, ta mới thấy hòa bình và phát triển bền vững vẫn là một thách thức mang tính thời đại, là khát vọng lớn lao của nhân loại tiến bộ, được sống trong một cùng đất hoà bình là điều vô cùng quý giá, giá trị.

1)Tính chất: 
+ Giai đoạn 1939 – 1941: là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào chết chóc.
+ Giai đoạn 1941 – 1945: là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít do các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đi đầu => chiến tranh mang tính chất chính nghĩa.

2)- Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại.
- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nền văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.
- Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đa các cuộc chiến tranh đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.