1/Nêu đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á? 2/Tây nam có đặc điểm vị trí địa lý như thế nào? 3/Hãy giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều? 4/Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữ phần đất liền và phần hải đảo của khu cực Đông Á?

2 câu trả lời

1.

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như: Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan,... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như: Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như: Mi-an-ma, Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia,...

+ Ngoài ra, còn một số nước như: Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út,... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ,... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan,...

- Hiện nay, ở châu Á số quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ,... còn chiếm tỉ lệ cao.

2.

- Vị trí địa lí của Tây Nam Á:

  • Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: Khoảng 12°B – 42°B , kinh tuyến 26°Đ – 73°Đ.
  • Nằm ở phía Tây Nam Châu Á tiếp giáp vơí các biển: Đen, Caxpi, Aráp, Đỏ, Địa Trung Hải, Vịnh Pec-Xích.
  • 3.Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do: - Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước...). ... + Các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn - Hằng).
  • 4.

    Sự khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.

    • Ở phần đất liền:
      • Phía Tây có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng lớn
      • Phía Đông là vùng núi đồi thấp xen các đồng bằng rộng lớn.
    • Ở phần hải đảo: Địa hình là miền núi trẻ, thường có động đất và núi lửa

Câu 1. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Kinh tế các nước khó khăn, kém phát triển.

- Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến

Câu 2.

- Vị trí địa lí của Tây Nam Á:

  • Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: Khoảng 12°B – 42°B , kinh tuyến 26°Đ – 73°Đ.
  • Nằm ở phía Tây Nam Châu Á tiếp giáp vơí các biển: Đen, Caxpi, Aráp, Đỏ, Địa Trung Hải, Vịnh Pec-Xích.

- Đặc điểm vị trí địa lí:

  • Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới, được bao bọc bởi một số biển và vịnh biển
  • Vị trí Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu và Phi

Câu 3.

Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:

– Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…).

Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc.

Trong khi đó, trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…

– Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, thị trường tiêu thụ rộng lớn…

Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).

– Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác lâu đời. Nên từ rất lâu, người dân đã khai hoang và định cư tại khu vực này.

Câu 4.

Sự khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.

- Ở phần đất liền:

+ Phía Tây có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng lớn

+ Phía Đông là vùng núi đồi thấp xen các đồng bằng rộng lớn.

- Ở phần hải đảo: Địa hình là miền núi trẻ, thường có động đất và núi lửa