1) Nêu đặc điểm chỉ có ở người mà không có ở động vật khác 2) Nêu điểm khác biệt trong hình thái cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú ?chủ yếu là do nguyên nhân nào 3) Trình bày cấu tạo của Tim 4) nhịp hô hấp là gì ? Trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào 5) phân biệt 3 loại mạch máu trong cơ thể người 6) khi ta ăn cháo thức ăn sẽ biến đổi thế nào trong khoang miệng 7) khi t nuốt thức ăn thì ta có hô hấp không? Vì sao? Giải thích vì sao vừa ăn vừa cười vừa nói lại bị sặc

2 câu trả lời

1

- Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn
- Đi bằng hai chân
- Có ngôn ngữ và tư duy trừu tượng
- Răng phân hóa
- Phần thân có hai khoang : khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành

2

-> Qua điểm khác nhau giữa bộ xương người và xương thú, chúng ta rút ra, cấu tạo xương người tiến bộ ưu việt hơn so với xương thú ở các điểm sau: Hộp sọ phát triển Cột sống cong ở 4 chỗ, tạo thành hình chữ S giúp con người có thể đứng thẳng và vận động linh hoạt.

3

-> Tim được bao bọc trong một túi bảo vệ, gọi là màng ngoài tim có chứa một lượng nhỏ chất bôi trơn. Tim được cấu tạo thành ba lớp: thượng tâm vị, cơ tim và màng trong của tim. Tim bơm máu thông qua cả hai hệ thống tuần hoàn.

4

- Tần số hô hấp hay nhịp thở là giá trị đo về tần số hơi thở. Được đo bằng số lần thở trong mỗi phút, và chịu sự điều hòa và kiểm soát từ trung tâm hô hấp. Đo Nhịp thở ở người được đo lúc thư giãn, bằng cách đếm số lần thở trong một phút bằng cách đếm số lần ngực phồng lên.

- Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch

5

- Động mạch

- Tĩnh mạch

- Mao mạch

6

-> Khi ta ăn cháo thức ăn sẽ biến đổi : thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị men amilaza phân giải thành đường mantôzơ.

7

- Khi nuốt thức ăn hay uống nước, thì "cái nắp" này sẽ tự động đậy khí quản lại, để cho thức ăn, nước tiếp tục đi theo thực quản, xuống dạ dày, không bị lọt vào khí quản, vào phổi -> nên không thể thở.

- Nếu vừa ăn vừa cười nói, thanh quản phải và khí quản phải cho không khí đi qua để hô hấp và phát âm nên nắp thanh quản sẽ mở ra ⇒ thức ăn sẽ rất dễ dàng rơi vào đường hô hấp gây ra phản ứng sặc để đẩy thức ăn ra ngoài. 

1. Những đặc điểm chỉ có ở người mà không có ở động vật:

- Xương sọ lớn hơn xương mặt.

- Cơ nét mặt phát triển.

- Khớp chậu - đùi có cấu tạo hình cầu, hố khớp sâu

2. Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân là tư thế đứng thẳng và quá trình lao động

 3. Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim. Tim là một khối cơ rỗng, được chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao

4. Nhịp hô hấp là số lần cử động hô hấp trong 1 phút.

- Trao đổi khí ở phổi:

+ Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên Okhuếch tán từ không khí phế nang vào máu.

+ Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang nên COkhuếch tán từ máu vào không khí phế nang.

- Trao đổi khí ở tế bào:

+ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.

+ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu

5. Cùng với tim mạch máu là một phần của hệ tuần hoàn. Có ba loại mạch máu chính: động mạch mang máu đi từ trái tim, các mao mạch (Capillary) giúp việc trao đổi nước và các chất giữa máu và các mô, và các tĩnh mạch mang máu từ các mao mạch trở về tim.

6. Cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị men amilaza phân giải thành đường mantôzơ.

7. Khi nuốt ta không thở
-Vì lúc đó khẩu cái mềm(lưỡi gà) cong lên đậy hốc mũi,nắp thanh quản(tiểu thiệt) hạ
xuống đậy kín khí quản nên không khí không ra vào được.

Bình thường khi nhìn vào trong miệng sẽ có lưỡi gà rủ xuống, lưỡi gà này có tác dụng ngăn cách giữa khoang miệng và mũi, khi nuốt thức ăn xuống, viên thức ăn này sẽ đẩy lưỡi gà lấp kín lỗ thông giữa khoang miệng và mũi giúp cho thức ăn chỉ đi xuống hầu và thực quản chứ ko lên mũi. Đây là lí do tại sao khi nuốt thì bạn ko sẽ ngưng thở một lúc

Nếu vừa ăn vừa nói cười, sẽ làm cho cái lưỡi gà này đóng ko kín thức ăn sẽ theo đó mà lên mũi khiến bạn bị sặc 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm