1. Nêu các thành tựu của Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại, Ai cập và Lưỡng Hà cổ đại 2. Nêu những dấu tích của quá trình chuyển biến từ vượn người thành người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt nam 3. Sau khi phát hiện ra đồng thau cuộc sống của người nguyên thủy như thế nào? 4. Đời sống tinh thần và vật chất của người nguyên thủy.
1 câu trả lời
1. Nêu các thành tựu của Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại, Ai cập và Lưỡng Hà cổ đại
Đáp án:
Ấn Độ cổ đại:
- Đạo: Hin-đu; đạo Phật.
- Chữ viết: chữ Phạn.
- Văn học: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
- Toán học : người sáng lập ra 10 chữ số và số 0 là quan trọng nhất.
- Kiến trúc: Đại bảo tháp San-chi; cột đá A-sô-ca.
- Lịch: làm ra lịch Dương.
Trung Quốc cổ đại:
Tư tưởng: Nho giáo
Chữ viết: chữ tượng hình (chữ giáp cốt).
Văn học: Kinh Thư.
Sử học: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư của ban Cố,...
Y học: phương pháp gây mê trong bộ Hoàng Đế nội kinh.
Khoa học kĩ thuật: thuốc nổ, la bàn, kĩ thuật in và giấy.
Kiến trúc: Vạn lí Trường Thành,..
Hy Lạp và La Mã cổ đại:
+ Chữ cái: Hệ chữ cái La-tinh và chữ số La Mã cổ đại
+ Khoa học: định Lý Pi-ta-go,định lí Ta-lét, định luật Ác-si-mét,...
+ Lịch: làm ra lịch Dương.
+ Tác phẩm điêu khắc: pho tượng Thần Vệ nữ Mi-lô, Lục sĩ ném đĩa, Nữ thần A-tê-na, thần Hec-met,...
+ Sử học: Thông sử của Pô-li-biu-xơ, lịch sử chiến tranh Pê-lô-pô-n,...
+ Văn học: vở Ơ-đíp làm vua, vở I-li-át và Ô-đi-xê,...
Ai cập cổ đại:
+ Tín ngưỡng: thờ thần Mặt Trời
+ Kiến trúc điêu khắc nổi tiếng: Tượng Nhân Sư hay là Kim Tự Tháp,...
+ Toán học: tìm ra cách tính diện tích và chu vi của hình trong, số pii, biết làm các phép tính theo hệ thập phân.
+ Văn học: chữ tượng hình.
+ Lịch: lịch Dương
+ Y học: nghệ thuật ướp xác,...
Lưỡng Hà cổ đại:
+ Toán học: giỏi về số học,làm được các phép tính cộng,trừ,nhân,chia đến chữa số hàng triệu, hệ thống lấy số 60 làm cơ sở.
+ Kiến trúc điêu khắc: thành treo Ba-bi-lon
+ Chữ viết và văn học: chữ tượng hình
+ Luật pháp: bộ luật thành văn Hammurabi.
+ Lịch: làm ra lịch Âm.
2. Nêu những dấu tích của quá trình chuyển biến từ vượn người thành người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt nam
Đáp án:
Ở Đông Nam Á:
- Di cốt Vượn người cách đây 5 triệu ở Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a.
- Hóa thạch trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a)
- Di cốt, mảnh di cốt và những công cụ bằng đá ở Thái Lan, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a.
- Chiếc sọ của người tinh khôn ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a) cách ngày nay 4 vạn năm.
Ở Việt Nam đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở:
Văn hóa Phùng Nguyên:
- Ở các hang như Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chứa nhiều than, xương động vật cổ cách đây khoảng 40 - 30 vạn năm, người ta còn phát hiện được những chiếc răng của Người tối cổ.
Văn hóa Đồng Nai:
- Ở một số nơi khác như là núi Đọ (Thanh Hóa), núi Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), An Lộc (Bình Phước),... người ta phát hiện ra được nhiều công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ.
Văn hóa Đồng Đậu:
- Các dấu tích luyện kim như xỉ đồng, các mảnh khuôn đúc (bằng đá).
Văn hóa Gò Mun:
- Hiện vật đồng chiếm hơn một nửa hiện vật được tìm thấy: vuc khí (mũi tên, giao, giáo,...), lưỡi câu, dùi, rìu ( đặc biệt là rìu lưỡi xéo), đục,...
Văn hóa tiền Sa Huỳnh:
- Hiện vật bằng đồng như: lao, mũi tên, lưỡi câu,..
3. Sau khi phát hiện ra đồng thau cuộc sống của người nguyên thủy như thế nào?
Đáp án:
Sự xuất hiện của kim loại đã khiến cho con người:
- Khai phá đất hoang, mở rộng sản xuất, làm ra của cải nhiều đến mức dư thừa.
- Đàn ông có vai trò lớn trong gia đình hình thành nên quan hệ phụ-hệ.
- Cùng với của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hóa giàu nghèo
- Nghề luyện kim phát triển vượt bậc.
4. Đời sống tinh thần và vật chất của người nguyên thủy.
Đáp án:
Đời sống tinh thần: biết làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá,...
Đời sống vật chất: sống trong hang động, dựa vào việc dăn bắn và hái lượm.