1. Hiến pháp là gì? Kể tên những bản hiến pháp đã đc nước ta ban hành. Nêu nội dung cơ bản của hiến pháp 2. Pháp luật là gì? So sánh đạo đức với pháp luật?
2 câu trả lời
1.- Hiến pháp là một đạo luật cơ bản do cơ quan quyền lực nhà nước cơ bản nhất ban hành quy định tổ chức nhà nước, cơ cấu, thẩm quyền các cơ quan nhà nước trung ương và quyền cơ bản của con người.
- Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và bản Hiến pháp đang có hiệu lực là bản Hiến pháp năm 2013.
- Nêu nội dung cơ bản của hiến pháp
+Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển. Hiến pháp còn là phương diện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng Cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp lý.
+Thứ hai, xét về mặt nội dung, trong khi các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội, ví dụ như: Luật hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình, Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai…thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đường lối phát triển khoa học – kỹ thuât, văn hóa, giáo dục, đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.
2.- Luật pháp: là 1 hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các nguyên tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung. Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội.
- * giống nhau:
- Đạo đức và pháp luật đều góp phần điều chỉnh hành vi con người sao cho phù hợp với lợi ích,
yêu cầu chung của xã hội, bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội.
- Đều có quan hệ trách nhiệm, bao gồm:
+ Yếu tố chủ quan: là việc tiếp nhận của con người như thế nào.
+ Yếu tố khách quan: là những chuẩn mực , yêu cầu đối với con người.
- Đều là hình thái ý thức xã hội nên chịu sự thay đổi khi tồn tại xã hội thay đổi.
- Đánh giá đạo đức và pháp luật đều liên quan tới hành vi của con người có tính tự giác hay không.
* sự khác nhau:
Đạo Đức
- Nguồn gốc ra đời trước pháp luật.
- Trong xã hội có giai cấp đối kháng: thì đạo đức mang tính giai cấp, tồn tại cả 2 hệ thống đạo đức cả thống trị và bị trị. Giai cấp nào thống trị xã hội thì đạo đức biểu hiện đặc trưng cho xã hội ấy.
- Việc thực thi mang tính tự giác, tự nguyện, tự thân.
- Mang tính chủ quan.
- Phạm vi tác động của đạo đức mang tính rộng rãi hơn.
- Động cơ hành vi ở bên trong chủ thể nó thôi thúc con người hành động.
Pháp luật
- Pháp luật ra đời khi có sự phân chia giai cấp.
- Thì chỉ có 1 hệ thống pháp luật chung, giai cấp thống trị thể hiện ý chí của gai cấp thống trị. Vì pháp luật là công cụ để quản lý xã hội trong vòng trật tự.
- Mang tính bắt buộc, cưỡng chế, tất yếu.
- Căn cứ vào khách quan.
- Hẹp hơn, vì có những điều luật pháp cho phép làm nhưng lại vi phạm đạo đức. Vd: việc sử dụng súng ở Mỹ.
- Ở bên ngoài vì bị bắt buộc.
1.Hiến pháp là một đạo luật cơ bản do cơ quan quyền lực nhà nước cơ bản nhất ban hành quy định tổ chức nhà nước, cơ cấu, thẩm quyền các cơ quan nhà nước trung ương và quyền cơ bản của con người.
có 5 bản Hiến pháp đã được ban hành: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và bản Hiến pháp đang có hiệu lực là bản Hiến pháp
2.Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mìnhf