1 hãy tìm đặc điểm của nghề dạy học 2 muốn trở thành nghề dạy học ( giáo viên ) theo em phải làm gì Mn giúp mk với ạ mk dg cần gấp

2 câu trả lời

1 hãy tìm đặc điểm của nghề dạy học

1. Nghèo về vật chất
Một số thầy cô trước đây dạy thêm có giàu có, nhưng sau khi Bộ cấm dạy thêm, giáo viên đã nghèo càng trở nên nghèo hơn.
Xã hội mặc định giáo viên là phải Nghèo.
2. Giàu về tinh thần
Giáo viên là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý (ngày xưa là thế!). Tuy nghèo về vật chất, nhưng tình cảm tốt đẹp của các thầy cô với nghề, với học trò là điều làn nên giá trị của nghề.
3. Phải khuôn phép, mô phạm
Giáo viên mỗi thầy cô 1 vẻ, song đều có những khuôn phép, nguyên tắc trong cách giảng dạy cũng như đời sống hàng ngày.
4. Cô giáo lấy chồng thường có xu hướng bù trừ
Mục tiêu: Bộ đội, công an, giáo viên, lái xe... Bởi các nghề này thường ít có thời gian dành cho gia đình. Sau khi có thông tư 30, quan điểm này có lẽ cần phải thay đổi.
5. Thầy giáo lấy vợ cùng nghề
90% thầy giáo lấy vợ cùng nghề. Do điều kiện công việc và kinh tế, thật khó để những cô gái khác nghề đồng ý lấy chồng giáo viên và cũng thật khó để tơ vương đến các cô khác trước 1 rừng hoa ở các trường...
Hơn nữa, các thầy giáo thường có xu hướng lấy người hiểu mình hơn.
6. Xã hội trọng vọng
Trong tư duy của con người Việt Nam, nghề giáo dù sao cũng là 1 trong những nghề "nhàn"... Xã hội coi trọng, kính nể. Nhưng Sự trọng vọng mang cả 2 nghĩa của nó. Nếu các thầy cô hoàn thành tốt, nhưng ở đâu đó có 1 số thầy cô chưa tốt, lập tức chúng ta sẽ bị đánh đồng là chưa tốt.
7. Tình yêu nghề
1 nghịch lý rằng rất nhiều thầy cô bày tỏ lòng yêu nghề khi mới bước chân vào nghề. Sau 1 thời gian làm việc, nhiều thầy cô cảm thấy thất vọng và buồn chán.
8. Khó xin việc
Chưa có thống kê cụ thể bao nhiêu % sinh viên sư phạm ra trường hiện nay thất nghiệp. Tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu đã và đang diễn ra ở các cấp, các địa phương.
Học sư phạm không xin được việc, muốn làm thầy cô cũng phải bon chen, phải đấu tranh. 1 cảnh báo cho tình trạng đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội.

2 muốn trở thành nghề dạy học ( giáo viên ) theo em phải làm gì

Học thật giỏi

Rèn luyện đức tính khiêm tốn,chăm chỉ, thật thà, biết lắng nghe

Yêu quý trẻ em

Ko dùng bạo lực để dạy

1. đặc điểm của nghề dạy học;

- Nghèo tiền: tuyệt đại đa số thầy giáo có mức sống trung bình và nghèo. Hiếm có thầy giàu. Ngay cả ở các nước có nền kinh tế phát triển cao, số đông nhà giáo cũng không thuộc tầng lớp giàu. Ai muốn giàu, muốn thành đại gia thì chớ chọn nghề dạy học.

 -  2. Thanh bạch: nghèo nhưng nhà giáo là người luôn sống theo phương châm “đói cho sạch, rách cho thơm” vì nhà giáo không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà chủ yếu là dạy làm người, do đó phải nêu gương bằng hành động của mình, lối sống của mình. Ai có nếp sống phóng túng đều không thích hợp với nghề này.

     

-3. Thầm lặng: những nỗ lực của người thầy là bền bỉ, liên tục, không tên, năm này qua năm khác, là nỗ lực tập thể. Phải qua thời gian dài, có khi rất dài mới thấy được thành quả, người đời mới nhận ra. Ai muốn nổi tiếng, được ngưỡng mộ, được tung hô thì đừng chọn nghề dạy học.

4. Học không ngừng: người thầy hằng ngày phải tự làm mới, tự bồi bổ hiểu biết, nâng cao trình độ của mình để đủ sức khai sáng thế hệ trẻ mỗi ngày một khác, mỗi ngày một khôn theo đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Người thầy có trình độ cao khiến học trò nể phục. “Người thầy như ngọn nến, đốt cháy mình để thắp sáng nhân gian”.

5. Giàu tình cảm: nghề dạy học đòi hỏi người thầy phải giàu tình cảm, phải sống được “nhiều cuộc đời” - nghĩa là phải biết hóa thân vào thân phận từng học trò của mình để hiểu hoàn cảnh, động cơ, mục đích hành động của trò từ đó nghĩ ra cách dạy, cách nâng đỡ, cách tha thứ và cách thuyết phục thành công. Người thầy giàu tình cảm luôn được trò thương, trò nhớ, gia đình học trò biết ơn.

6.

6. Có duyên thầm: nghề dạy học khó thu hút người ngoài nghề bằng bề ngoài hào nhoáng, hấp dẫn nhưng níu chân người đã bước vào nghề bằng cái duyên thầm của mình. Nhiều người lúc đầu không có cảm tình đặc biệt với nghề này nhưng bước vào rồi thì mới thấm được cái duyên đó. Bén duyên rồi thì thấy say mê. Được nhìn thấy một đứa trẻ khôn lớn lên, thành người là niềm hạnh phúc vô bờ của người thầy.

7. Tồn tại mãi: trong xã hội, luôn có một số nghề mất đi nhưng có nghề cứ tồn tại mãi cùng xã hội loài người. Nghề dạy học là một trong số đó. Thử tưởng tượng một xã hội không có người thầy, xã hội đó sẽ đi về đâu? Thử tưởng tượng một ngày không có thầy cô, từng gia đình sẽ khó xử nhường nào? Không ai trên đời này từ người lao động bình thường đến nhà khoa học được giải Nobel hay nguyên thủ quốc gia mà không có thầy. Mãi mãi sẽ là như vậy.

 2.Muốn trở thành nghề giáo viên chúng ta cần;         

-Phải có ý thức

-Không ngừng hoàn thiên bản thân về đạo đức,chuyên môn ,sáng tạo...

-Cần có nền tảng tốt để học tập và phát huy thêm

-Nên biết lắng nghe,thấu hiểu

MK CHỈ  NGHĨ ĐC VẬY THÔI,CÓ THAM KHẢO MẠNG NHA

NẾU THẤY ĐC CHO HAY NHẤT,5 SAO VÀ ĐỪNG QUÊN CẢM ƠN

Câu hỏi trong lớp Xem thêm