1. Hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai trò người sản xuất ra loại hàng hóa đó để thảo luận về thuộc tính và chỉ ra tầm quan trọng của hàng hóa đó đối với xã hội? Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị hàng hóa? Cảm nhận tác động của quy luật cạnh tranh và đề ra phương án để duy trì vị trí sản xuất của mình trên thị trường? 2. Giả định vị trí của người mua hàng hóa sức lao động, hãy thảo luận rõ hai thuộc tính hàng hóa sức lao động và đồng thời lý giải về vai trò của người lao động làm thuê đối với hoạt động của doanh nghiệp do mình sở hữu? Nếu giả định vốn kinh doanh cần di vay, hàng hóa dược tiêu thụ bởi trung gian thương mại và mặt bằng sản xuất đi thuê, vậy doanh nghiệp có trách nhiệm gì với những chủ thể này? 3. Những hệ lụy kinh tế gì sẽ sảy ra khi xuất hiện sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường? Hãy thảo luận để làm rõ tính quy luật của sự hình thành các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường?
1 câu trả lời
1. +Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị là giá trị sử dụng của xã hội vì giá trị sử dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng của người sản xuất trực tiếp mà là cho một người khác, cho xã hội thông qua trao đổi. mua bán. Điều đó đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu của xã hội thì hàng hóa của họ mới bán được + Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng khôngphải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa. Chẳng hạn như không khí rất cần cho cuộc sống nhưng không phải là hàng hóa. Như vậy, trong kinh tế hàng hóa, vật mang giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao đổi do lao động cụ thể làm ra b) Giá trị của hàng hóa Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác. VD: 1m vải = 5kg thóc. Tức 1m và có giá trị trao đổi = 5kg thóc Hai hàng hóa khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có 1 cơ sở chung nào đó. Cái chung đó là: cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có 1 lượng lao động kết tinh trong đó. Chính vì thế mà nó trao đổi được với nhau. Vì vậy người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động hao phí của mình ẩn dấu trong hàng hóa đó. Từ trên ta rút ra kết luận: giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Khi đó có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi. Khi trao đổi người ta ngầm so sánh lao động đã hao phí ẩn giấu trong hàng hóa với nhau.Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh,người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấpnhận và hàng hóa phải được bán đi
2. Cũng giống như những loại hàng hóa khác, giá trị hàng hóa sức lao động được xác định dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Sức lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Do đó để duy trì và tái sản xuất sức lao động, người lao động cần phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định bao gồm: ăn uống, ngủ nghỉ, ở, học nghề… Vì vậy, giá trị hàng hóa sức lao động có thể được đo lường gián tiếp bằng giá trị của các tư liệu sinh hoạt cần thiết cho việc tái sản xuất sức lao động.
3.
Những hệ lụy kinh tế sẽ xảy ra khi xuất hiện sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường là dẫn đến nổ ra nhiều công ty độc quyền lớn trên thế giới.
- Đó là một quy luật kinh tế mang tính khách quan tồn tại trong lịch sử phát triển tư bản chủ nghĩa.