1. em hiểu thế nào về câu thơ sau: Em gạt mồ hôi để ngoài câu hát Giấc mơ tôi ngọt hỏi thơ láng giềng. 2. Từ văn bản "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" em thấy vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng như thế nào (Vt 1 đoạn văn ngắn nửa trạng giấy )

2 câu trả lời

1. Mẹ dù vất vả làm lụng thế nhưng vẫn luôn yêu đời, luôn ngân nga câu hát mặc cho mồ hôi rơi. Còn tình cảm láng giềng rất gần gũi, chan hòa, là những kỉ niệm đẹp, theo vào cả những giấc mơ của tác giả. Cái tình cảm ấy đẹp, gắn bó, gần gũi tựa như hơi thở.

2.

Với cảm hứng hào hùng, đậm chất anh hùng ca, bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu đã để lại trong lòng người đọc nhiều dư âm. Hình tượng người tù hiên ngang, bất khuất, đầy chí khí giữa ngục tù tăm tối được tạc lên thật sinh động, đáng ngưỡng mộ.

    Hình ảnh của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu hiện lên thật hiên ngang, đầy khí phách, không hề run sợ trước ngục tù nhiều bất công, ngang trái. Bài thơ được lấy nhan đề "Vào nhà ngục quảng đông cảm tác" bắt nguồn từ chính hoàn cảnh của người chí sĩ. Đây cũng là dòng cảm xúc chủ đạo làm nên tình thần tráng ca bất diệt của bài thơ
Hai câu thơ đầu cất lên như chính tiếng lòng của người chí sĩ, ông xem việc ngồi tù rất bình thường:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

    Đấng nam nhi sinh ra trên đời này phải làm việc lớn, phải gánh vác trọng trách của đất nước, vì nhân dân mà phấn đấu và cố gắng hết mình. Phan Bội Châu xem việc ở tù như việc đi mỏi chân thì ngồi nghỉ. Tâm thế rất điềm tĩnh, không hề nao núng và lo sợ. Đây chính là nhân cách và phẩm giá của một anh hùng trong thiên hạ.Người chiến sỹ vẫn tự nhận thấy mình vẫn "hào kiệt" và "phong lưu", vẫn có thể dời non lấp biển, có thể đi khắp năm châu nên chỉ một phút sa cơ như thế này sẽ không bao giờ làm giảm chí lớn. Ở tù không phải là việc gì đó lớn lao, không cần phải bận tâm quá nhiều, coi như sa cơ lỡ bước một lúc, coi như đây là thời gian để nghỉ ngơi, để có thể bàn mưu tính nghiệp lớn sau này. Hai câu thơ hoàn toàn đối lập nhau nhưng lại hỗ trợ nhau làm nổi bật hình ảnh người chiến sỹ yêu nước có tâm thế vững vàng.

    Hai câu tiếp theo, Phan Bội Châu nhìn lại cuộc đời mình ở hiện tại và ở quá khứ với một tư thế bình tĩnh :

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu

    Mặc dù ở tù nhưng người chí sĩ vẫn luôn hướng về đất nước đang chịu cảnh nô lệ, lầm than. Ông ngẫm cảnh đời mình phiêu bạt năm châu bốn biển và ngẫm cảnh đất nước chìm trong máu và nước mắt. Giữa đất trời rộng lớn, chẳng có một nói nào gọi là nhà, chẳng có một nơi nào mà người chiến sỹ có thể nghỉ một giây, một lát. Sự cô đơn, lạc lõng trong con đường cứu nước cứu dân. Bế tắc rơi vào bế tắc khi thân mang trọng tội. Hai từ “đã” và “lại” được đặt ở đầu câu đã như nhấn mạnh và cứa sâu hơn nữa nỗi lòng của người chí sĩ. Đã nước mất nhà tan lại còn mang tội trong người. Sự xót xa, niềm nhớ thương về đất nước cứ cuộn cuộn chảy trong trái tim của người anh hùng.

    Tiếp nối giọng điệu trầm lắng, da diết ở hai câu thơ trên, mạch cảm xúc bỗng nhiên chuyển đỏi đột ngột ở hai câu tiếp theo :

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

    Hai câu thơ cất lên từ chính trái tim của Phan Bội Châu chính là lý tưởng, là lẽ sống, là con đường mà ông đã lựa chọn để cứu dân cứu nước. Tác giả dùng từ "bủa tay" khẳng định chắc nịch và mạnh mẽ lý tưởng ấy. Ông muốn ôm lấy dân lấy nước, muốn có thể dùng chút sức lực của mình để mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Trong nhân gian, thế sự đổi thay, kẻ thù đã gây nên bao nỗi đau mất mát và chính cuộc đời Phan Bội Châu cũng phải chứng kiến nhiều đau thương nhưng ông vẫn luôn lạc quan và kiên cường. Đây chính là tinh thần đáng ngưỡng mộ, đáng học hỏi của Phan Bội Châu.

    Dẫu mát mát và gian nan còn nhiều nhưng ý chí và quyết tâm của người chí sĩ yêu nước vẫn còn vang vọng cùng non sông, đất nước. Đúc kết ở hai câu thơ cuối chính là hoài bão lớn lao của ông :

Thân này hãy còn, còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu

    Câu thơ như một lời thề sắt son, như một lời tuyên ngôn của một người đang chịu cảnh lao tù tăm tối. Nhưng dường như chốn ngục tù ấy không thể giam cầm nổi một con người, một tấm lòng trung đối với đất nước. Ông khẳng định rằng chỉ còn mình đang sống thì sự nghiệp cứu đất nước sẽ vẫn còn đó. Ông sẽ dốc hết sức lực của mình để hoàn thành sự nghiệp đó. Những nguy hiểm, gian lao đối với Phan Bội Châu không là vấn đề gì. Tinh thần bất khuất, khẳng khái, không sợ hiểm nguy ấy của Phan Bội Châu khiến người đọc cảm phục trước một tấm lòng trung cao thượng.

    Bài thơ "Vào nhà ngục quảng đông cảm tác" khiến cho người đọc ngưỡng mộ, khuất phục trước một hình ảnh Phan Bội Châu kiên cường bất khuất. Đất nước chúng ta có được hòa bình như hôm nay chính là nhờ công sức của những người như Phan Bội Châu.

1.Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời
- Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người.Mẹ dù vất vả làm lụng thế nhưng vẫn luôn yêu đời, luôn ngân nga câu hát mặc cho mồ hôi rơi. Còn tình cảm láng giềng rất gần gũi, chan hòa, là những kỉ niệm đẹp, theo vào cả những giấc mơ của tác giả. Cái tình cảm ấy đẹp, gắn bó, gần gũi tựa như hơi thở.

2.Phan Bội Châu không chỉ là một nhà cách mạng mà còn là một tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam, đặc biệt là trong thơ ca cách mạng. Ông đã để lại cho lớp lớp thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị sâu sắc và có thể nói bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một trong số những tác phẩm xuất sắc của ông. Đọc bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác người đọc sẽ không thể nào quên hình ảnh nhà cách mạng yêu nước được tác giả khắc họa chân thực và sâu sắc.

Ra đời trong những ngày bị bắt giam nơi chốn ngục tù, bài thơ đã xây dựng thành công hình ảnh người cách mạng yêu nước với tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường và tư thế hiên ngang.

Mở đầu bài thơ, hai câu đề đã vẽ nên cho chúng ta hình ảnh một người cách mạng với phong thái ung dung, lạc quan:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

Câu thơ mở đầu bài thơ với việc sử dụng điệp ngữ "vẫn" lặp lại hai lần cùng các từ ngữ Hán Việt "hào kiệt", "phong lưu" không chỉ nêu lên hoàn cảnh của người cách mạng mà hơn thế nó như một lời khẳng định phong cách sống ung dung, đàng hoàng, đĩnh đạc của người cách mạng dẫu trong bất cứ hoàn cảnh nào. Câu thơ "Chạy mỏi chân thì hãy ở tù" là một cách nói khỏe khoắn, toát lên tinh thần lạc quan của nhà cách mạng. Dường như, họ không cảm thấy buồn bã, chán nản khi bị bắt giam mà với họ, nhà tù chỉ là nói nghỉ chân trên con đường dài hoạt động cách mạng của mình. Như vậy, hai câu thơ mở đầu đã làm toát lên phong thái ung dung, tinh thần hào sảng, lạc quan của nhà cách mạng yêu nước.

Nếu hai câu đề dựng lên trong chúng ta hình ảnh người cách mạng với phong thái ung dung, tinh thần lạc quan thì trong hai câu thực, hình ảnh người cách mạng hiện lên với tâm thế vững vàng, hiên ngang.

Đã khách không nhà trong bốn bể
Lại người có tội giữa năm châu.

Hai câu thơ với việc sử dụng thành công thủ pháp đối lập thường thấy đã làm nổi bật hình ảnh người cách mạng với phong thái ung dung. Người cách mạng tự xem mình là "khách không nhà", điều đó vừa cho chúng ta thấy hoàn cảnh khó khăn, vất vả trên con đường hoạt động cách mạng, nhưng hơn hết, ẩn sau từng câu chữ đó chính là nét đẹp tinh thần, tâm hồn của họ. Đó chính là tâm thế tự do, là tinh thần ung dung ngay trong chính hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm thiếu thốn. Thêm vào đó, với việc sử dụng từ "lại" như một lời nhấn mạnh, tác giả đã thể hiện rõ thái độ mỉa mai của mình trước hành động khủng bố những người yêu nước, những nhà cách mạng của thực dân Pháp.

Thêm vào đó, hai câu thực của bài thơ làm bật nổi lên trước mắt chúng ta hình ảnh nhà yêu nước với khẩu khí ngang tàn và luôn ôm ấp trong mình hoài bão, ý chí lớn lao.

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Câu thơ "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế" như một lời khẳng định đầy đanh thép về hoài bão kinh bang tế thế. Dẫu trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì dường như khát vọng, hoài bão kinh bang tế thế vẫn luôn thường trực và hiện hữu trong tác giả. Đặc biệt, khẩu khí ấy càng được làm nổi bật rõ nét qua tiếng cười. Với cách nói phóng đại "cười tan cuộc oán thù" dường như đã khẳng định sức mạnh, niềm tin của những cách mạng họ có thể chiến thắng, có thể đánh tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.

Hai câu thơ khép lại bài thơ như một lời khẳng định hùng hồn, đanh thép về ý chí, tinh thần và phong thái của những nhà cách mạng yêu nước bấy giờ. Với biện pháp điệp ngữ được sử dụng thành công đã cho chúng ta thấy rõ những phẩm chất tốt đẹp của những con người cách mạng. Họ là những con người quyết đấu tranh đến tận cùng vì dân tộc, vì sự nghiệp cứu nước và sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn và gian khổ để hoàn thành sự nghiệp, sứ mệnh của mình.

Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu

Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác với việc sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú và nhiều từ ngữ Hán Việt đã dựng nên cho chúng ta hình ảnh của nhà yêu nước cách mạng với ý chí, khí phách kiên cường, tinh thần bất khuất và hiên ngang.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

II. Choose the word or phrase that best completes each unfinished sentence below. 6. Radioactive pollution is increasing the increased use of radioactivity. A. as B. since C. because of D. because 7. Do you think there would be less conflict in the world if all people the same language? A. spoke B. speak C. had spoken D. will speak 8. Unless you all of my questions, I can’t do anything to help you. A. answered B. answer C. would answer D. are answering 9. Singapore is famous for its …………. streets and green trees. A. cleanliness B. cleanly C. cleaning D. clean 10. If someone into the store, smile and say, “May I help you?” A. comes B. came C. come D. should come 11. It was said that the fish died a powerful toxin in the sea water. A. because of B. because C. since D. as a result 12. “Here’s my phone number”. “Thanks. I’ll give you a call if I some help tomorrow” A. will need B. need C. would need D. needed 13. is the festival celebrated? – Every year. A. When B. How often C. How D. What 14. The death rate would decrease if hygienic conditions improved. A. was B. is C. were D. had been 15. On Christmas Eve, most big cities, especially London are _______ with coloured lights across the streets and enormous Christmas trees. A. decorated B. hang C. put D. made 16. If she him, she would be very happy. A. would meet B. will meet C. met D. should meet 17. Nga is a beautiful girl; ______ , she’s kind - hearted. A. therefore B. however C. moreover D. otherwise 18. If I had enough money, I abroad to improve my English. A. will go B. would go C. went D. should have go to 19. She has read interesting book. A. a B. an C. the D. Ø 20. If it convenient, let’s go out for a drink tonight. A. be B. is C. was D. were

0 lượt xem
1 đáp án
30 phút trước