1)Để khôi phục hậu quả của chiến tranh phát xít kinh tế Liên Xô trước động ngành công nghiệp nào sau 2) Theo Hiến pháp năm 1993 Liên bang Nga theo chế độ ? 3) Năm 90 của thế kỉ XX Nga thay đổi chính sách đối ngoại từ định hướng Đại Tây Dương xác định hướng Đông Á là do ? 4)chính sách đối ngoại của Liên bang Nga năm 1991 năm 2000 là ngã rẽ về phương tây đồng thời thu hút phát triển quan hệ
1 câu trả lời
c1Sau khi Joseph Stalin mất (năm 1953), Liên Xô tiếp tục đi theo con đường tự cường. Đặc biệt, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev (1906 -1982) đã tiến hành cải cách kinh tế và áp dụng những cải cách này trong kế hoạch 5 năm lần thứ VIII (1965 - 1969). Kết quả đạt được của kế hoạch 5 năm lần thứ VIII rất khả quan khi sản lượng công nghiệp tăng 50%, 1.900 xí nghiệp công nghiệp mới được xây dựng; chưa bao giờ nông nghiệp được cung cấp nhiều máy móc như giai đoạn này. Các kế hoạch 5 năm giai đoạn 1970 - 1985, Liên Xô tiếp tục thu được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt, đến năm 1972, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng 321 lần so năm 1922 (năm Liên Xô thành lập), thu nhập quốc dân cũng tăng tới 112 lần.
Trong thập niên 70 thế kỷ 20, Liên Xô được lợi rất lớn từ nguồn thu do xuất khẩu dầu mỏ đem lại và cũng là một trong nguồn lực chính giúp Liên Xô nâng cao phúc lợi của người dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, mở rộng ảnh hưởng quốc tế. Cụ thể, năm 1975, Liên Xô sản xuất được 490 triệu tấn dầu thô và vượt Mỹ - vốn là một trong những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới thời đó. Cũng trong giai đoạn này, Liên Xô có nền khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ với nhiều ngành khoa học đứng hàng đầu thế giới, điển hình như khoa học vũ trụ. Công nghệ sản xuất ở Liên Xô cũng được chú trọng đổi mới và phát triển. Chính vì thế, Liên Xô phát triển khá ổn định, đổi mới nhanh chóng, thực hiện cơ giới hóa và điện khí hóa; ngành chế tạo máy luôn giữ vai trò chủ đạo và đứng hàng đầu thế giới.
Về mặt quốc phòng, đến giữa những năm 70 thế kỷ 20, Liên Xô đã đạt thế cân bằng về chiến lược trong lĩnh vực vũ khí với phương Tây. Chi phí quốc phòng của Liên Xô năm 1974 đạt con số 105 tỷ USD, vượt Mỹ (85 tỷ USD). Về lực lượng quân sự, khối Warsaw (khối Hiệp ước Warsaw, Liên Xô tham gia khối này) đã vượt lên khối NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương).
Vào đầu những năm 80 thế kỷ 20, cứ năm người lao động ở Liên Xô thì có một người tốt nghiệp đại học hoặc các trường kỹ thuật. Nhịp độ phát triển của ngành đại học và trung học của Liên Xô đã vượt xa các nước tư bản. Số sinh viên của Liên Xô lớn gấp hai lần số sinh viên của 15 nước châu Âu cộng lại. Mạng lưới thư viện và các hoạt động thông tin tư liệu không ngừng được mở rộng để phục vụ hệ thống giáo dục quốc dân và nâng cao dân trí. Năm 1983, Liên Xô đã có 134 nghìn thư viện công cộng với hơn hai tỷ đầu sách.
Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô-viết đã thực hiện chính sách nhằm mục tiêu chủ yếu và phương hướng cơ bản gồm: Bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; loại trừ nguy cơ chiến tranh, duy trì hòa bình và an ninh chung; mở rộng việc hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa; phát triển quan hệ hữu nghị, bình đẳng với các nước tư bản chủ nghĩa trên cơ sở chung sống hòa bình, hợp tác thiết thực, cùng có lợi...
Nhà kinh tế học Mỹ Wassily Leontief, người đoạt Giải Nobel Kinh tế năm 1973, từng ca ngợi nền kinh tế kế hoạch của Liên Xô do đã đạt được bước đại nhảy vọt về công nghiệp trong những năm 30 thế kỷ 20. Leontief nhận định, vì có nền kinh tế kế hoạch mà Liên Xô đã nhanh chóng phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), cho rằng nhờ nền kinh tế kế hoạch đã giúp Liên Xô đạt được tốc độ tăng trưởng tương đương Mỹ, thậm chí còn vượt cả Tây Âu vào thập niên 70 và đầu thập niên 80 thế kỷ 20.
c2 theo chể độ chủ nghĩa xã hội
c3
Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong quan hệ Việt - Nga. Mối quan hệ lúc này bị ngừng trệ, suy giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do cả hai bên đều xác định lại hệ thống các lợi ích quốc gia của mình, cũng như sự ưu tiên đối ngoại của từng nước đã trở nên rất khác nhau trong bối cảnh quốc tế mới sau chiến tranh lạnh. Liên bang Nga mãi theo đuổi chính sách đối ngoại "Định hướng Đại Tây Dương", đặt các nước tư bản phát triển phương Tây lên thành ưu tiên số một. Còn Việt Nam coi việc cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, các nước Đông Nam Á lên hàng đầu. Việt Nam cũng rất khó khăn trong việc xác định đối tác mới của mình- Liên bang Nga là một đối tác như thế nào?
Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác: sự thay đổi quá nhanh của tình hình quốc tế, mà hệ quả là trong khi cơ chế quan hệ truyền thống bị đổ vỡ, thì cơ chế quan hệ kiểu mới đã không kịp điều chỉnh và thiết lập ngay được. Hơn nữa, khoản nợ của Việt Nam đối với Liên Xô mà Nga kế thừa cũng trở thành vật cản lớn đối với quan hệ Việt - Nga.
c4Cơ sở pháp lý của Khái niệm này là Hiến pháp Liên bang Nga, những nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế được thừa nhận chung, những điều ước quốc tế của Liên bang Nga, luật liên bang, Sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga, ngày 07 tháng 5 năm 2012 № 605 "Về các biện pháp nhằm thực thi chính sách đối ngoại của Liên bang Nga", Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, Học thuyết quân sự Liên bang Nga, những văn bản pháp quy của Liên bang Nga điều phối hoạt động của các cơ quan chính quyền nhà nước liên bang trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, cũng như những văn bản pháp quy khác của Liên bang Nga trong lĩnh vực này.