1) có mấy loại ròng rọc ? VD từng loại b) neu tác dụng của các loại ròng rọc 2) nêu các kết luận vể sự nở vì nhiệt của các chất rắn, chất lỏng, chất khí. lấy vd ứng dụng 3) so sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, khí 4) thế nào là sự nóng chảy ? thế nào là sự đông đặc ? 5) thế nào là sự bay hơi ? thế nào là sự ngưng tụ 6) tốc độ bay phụ thuộc vào các yếu tố nào ? nêu các vd minh họa tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ 7) nêu kết luận về sự sôi

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 1, a, Có hai loại ròng rọc : ròng rọc cố định và ròng rọc động

VD : - Người ta dùng ròng rọc cố định thay đổi hướng lực kéo để lấy nước từ dưới giếng lên

       - Người ta dùng ròng rọc động giảm lực kéo khi kéo 1 vật nặng lên cao

     b, Tác dụng của các loại ròng rọc : 

            - Ròng rọc cố định : thay đổi hướng của lực 

            - Ròng rọc động : cho ta lợi về lực

 2,  Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau

Các chất lỏng khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau

Các chất khí khác nhau, nở vì nhiệt giống nhau

VD : Vì chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi nên khi người ta làm cầu họ thường chừa một khoảng cho thanh ray nở ra tránh gây hư hỏng đường ray

 3, Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

 4, Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn

 5, Sự bay hơi là  sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi

 - Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng

 6,  Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

VD : Để cùng một lượng nước ra 2 nơi : ngoài trời nắng ( không gió ), và trong nhà. Sau một lúc nước ở ngoài nắng đã bay hơi hết còn nước ở trong nhà vẫn còn. 

 7, Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

Đáp án:

1) a. Có 2 loại ròng rọc:

+ Ròng rọc động

+ Ròng rọc cố định

Ví dụ: Dùng ròng rọc động kéo xi măng lên cao dễ dàng

Dùng rọc ròng cố định để kéo cờ lên cao

b. Tác dụng: 

+ Ròng rọc động: Giúp kéo vật lên cao với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật

+ Ròng rọc cố định: Làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp

2)

Sự nở vì nhiệt của chất rắn:

+ Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi 

+ Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Sự nở vì nhiệt của chất lỏng:

+ Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi 

+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Sự nở vì nhiệt của chất khí: 

+ Nở ra khi nóng lên, có lại khi lạnh đi 

+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

_Ví dụ

Ví dụ 1: Chỗ tiếp nối của đường ray sắt có 1 khe hở hợp lí, khi trời nóng đường ray sẽ nở ra và chỗ khe hở đó sẽ kín lại còn khi trời lạnh thì đường ray sắt sẽ co lại, khe hở đó giúp khi trời nóng đợc ray không bị biến dạng.

Ví dụ 2: Khi đun nước trong ấm, tác động của lửa sẽ làm nước sôi lên và nở ra, nếu ta đổ đầy ấm nước sẽ tràn ra ngoài.

Ví dụ 3: Quả bóng bàn khi bị bóp làm cho nó bị biến dạng thâm chị bị móp lại nhưng khi ta hơ vào lửa lượng khí bên trong sẽ nở ra và là cho quả bóng bàn phồng lên như ban đầu.

3) Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

Chất rắn giống nhau nở vì nhiệt khác nhau

Chất lỏng giống nhau nở vì nhiệt khác nhau

Chất khí giống nhau nở vì nhiệt giống nhau

4) Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thế lỏng.

Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

5) Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi

Sự ngưng tự là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

6) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Ví dụ: Khi phơi quần áo nếu trời nóng thì tốc độ bay hơi càng lớn nhưng trời lạnh thì tốc độ bay hơi càng nhỏ.

7) - Sự sôi là quá trình chuyển trạng thái của một chất từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. 

- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.

- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm