1,chứng minh cuộc cách mạng tháng 10 nga năm 1917 là sự kiện lịch sử trọng đại nhất ở tk xx những hiểu biết của em về cuộc khủng khoản kinh tế thế giới 1929-1933 ? Các nước tư bản đã giải quyết khủng khoảng bằng những cách nào? 3. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thês giới thứ 2 (1939-1945) .khi Liên Xô tham chiến, mặt trân đồng minh chống phát xít ra đời , tính chất của chiến tranh thế giới thứ 2 đã thay đổi như thế nào? Em có suy nghĩ gì về vấn đề chiến tranh 4. Tình hình nước Mĩ trongnhững năm 1919-1929 giúp m với
2 câu trả lời
Câu 1:
-Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá Ɩà một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga ѵà lịch sử nhân loại vì:
+Cách mạng tháng Mười Nga thành công dẫn đến thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với nước Nga ѵà toàn thế giới.
Em biết:
a) Nguyên nhân:
- Khủng hoảng kinh tế thừa do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận năm 1924 - 1929.
- Cùng với đó là chủ nghĩa tư bản phát triển quá mức.
b) Hậu quả:
- Tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.
- Nhiều nông dân mất đất do hậu quả nặng nề của cuộc Đại khủng hoảng đã phải chật vật đi làm thuê để kiểm sống
*Các nước tư bản đã:
-Các nước như Anh,Pháp...là các nước tư bản già nên có nhiều thuộc địa họ chỉ cần tiên hành cải cách kinh tế xã hội
-Một số các nuốc khác như Đức,Ý,Nhật...:là các nước tư bản trẻ nên ít thuộc địa hơn,lại là các nước thua trân trog chiến tranh nên đã tiến hành phát xít hoá bộ máy chính trị
Câu 3:
Nguyên nhân:
- Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
- Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).
- Chính sách thỏa hiệp và nhượng bộ của Anh, Mỹ, pháp tạo điều kiện cho khối phát xít phát động chiến tranh.
Tính chất:
-Trước khi Liên Xô tham chiến là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa
-Sau khi Liên Xô tham chiến là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít,bảo vệ hoà bình thế giới
Câu 4:
1. Tình hình kinh tế
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem đến cho nước Mĩ những “cơ hội vàng” cùng với đó là việc cải tiến kĩ thuật trong sản xuất
=> trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ bước vào thời kì phát triển phồn vinh.
* Biểu hiện của sự phát triển:
- Kinh tế tăng trưởng nhanh, mạnh mẽ:
+ 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%.
+ Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. Vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc, công nghiệp Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.
- Đi đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực: sản xuất ô tô, thép, dầu lửa, ô tô,...
+ Năm 1919, Mĩ có trên 7 triệu ô tô, đến năm 1924 là 24 triệu chiếc.
+ Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang, 51% thép và 70% dầu hỏa của thế giới.
Bãi đỗ ô tô ở Niu-ooc năm 1928
- Về tài chính: Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929 Mĩ nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới...
* Hạn chế:
- Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 đến 80% công suất, vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra.
- Sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.