Top 10 hòn đảo nhân tạo có vẻ đẹp độc đáo nhất thế giới

Trước thực trạng dân số thế giới ngày càng đông và mật độ dân cư tại các đô thị tăng nhanh, việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ven biển có thể là giải pháp cho tình trạng thiếu đất trong tương lai. Được xây dựng bởi bàn tay con người, những hòn đảo nhân tạo không chỉ mang vẻ đẹp độc đáo mà còn được xem là những kiệt tác tuyệt vời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những hòn đảo nhân tạo có vẻ đẹp độc đáo nhất của thế giới nhé!


1

Quần đảo Amwaj, Bahrain

Quần đảo Amwaj là một nhóm các đảo nhân tạo, nằm trong Vịnh Ba Tư về phía đông bắc của Bahrain, gần bờ biển của đảo Muharraq. Chúng nằm cách thủ đô Manama 10,5 km (6,5 dặm) về phía đông bắc, trên Đảo Bahrain. Amwaj Quần đảo có diện tích 4,31 km². Quần đảo Amwaj được khai hoang từ vùng biển tương đối nông ở phía đông bắc của đảo Muharraq, là hòn đảo cực bắc của Vương quốc Bahrain.

Vào năm 2000, một kế hoạch được tạo ra cho một dự án tiên phong ở Bahrain, dự án đầu tiên cung cấp 100% quyền sở hữu đất miễn phí cho những người nước ngoài sống ở Vương quốc Bahrain, đã được nghĩ ra; do đó, kế hoạch của Quần đảo Amwaj cũng được ra đời. Kế hoạch này nhằm tăng nguồn cung bất động sản ven sông đang có nguồn cung thấp ở quốc đảo nhỏ bé này.

Dự án đang được phát triển với vốn đầu tư 1,5 tỷ đô la Mỹ Năm 2002, dự án bắt đầu hình thành. Giai đoạn đầu tiên hoàn thành vào năm 2003. Giai đoạn thứ hai vào năm 2004, khi Cisco và Oracle bắt đầu thiết lập hệ thống thông tin liên lạc trên quần đảo.

Vào năm 2016, quần đảo Amwaj đã chứng kiến sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng như điện, đường, nước, hệ thống thoát nước và viễn thông, và trở nên phù hợp với dân cư sử dụng. Khu phát triển ven biển rộng 4,3 km2 (1,7 dặm vuông) này ở Vịnh Ba Tư được xây dựng để tăng nguồn cung bất động sản ven sông và hiện có các tòa nhà thương mại, dân cư và bán lẻ, cũng như các công viên giải trí ở đây.

Quần đảo Amwaj, Bahrain
Quần đảo Amwaj, Bahrain
Quần đảo Amwaj, Bahrain
Quần đảo Amwaj, Bahrain

2

Đảo Umi Hotaru, Nhật Bản

Vịnh Tokyo Aqua-line là một trong những điểm nối Kawasaki, Chiba, Kanagawa và Kisarazu. Đây là con đường cao tốc được hình thành từ những đường hầm ngay dưới nước và một cây cầu. Hầm Aqua dài khoảng 9,6 km và bắt đầu từ Kawasaki. Tại điểm nối giữa đường hầm và cây cầu, có một hòn đảo nhân tạo lớn có tên gọi là Umi Hotaru.

Đặc biệt vào buổi tối tại Umi Hotaru, du khách có thể được chiêm ngưỡng toàn bộ ánh sáng lấp lánh từ phía thành phố Tokyo vô cùng độc đáo. Nơi đây cũng có khá nhiều nhà hàng, quán xá cũng như các cửa hàng lưu niệm lớn... phục vụ mọi nhu cầu của du khách thập phương. Hòn đảo nhân tạo Umi-Hotaru là khu nghỉ dưỡng nằm ở giữa đường cao tốc Tokyo Bay Aqua-Line, kết hợp với trạm thu phí cầu đường/ đường hầm kéo dài từ vịnh Tokyo nối các thành phố Kawasaki thuộc tỉnh Kanagawa và Kisarazu ở tỉnh Chiba với nhau.

Đường hầm dưới nước kết nối Kawasaki đến đảo Umi-Hotaru và kéo dài đến thành phố Kiasarazu. Những máy cắt kim loại khổng lồ mà các bạn nhìn thấy dùng để đào đường hầm, những vật thể có hình tròn màu trắng đang nổi trên mặt nước là một phần của hệ thống thông gió đường hầm.

Umi Hotaru chính là một đảo nhân tạo nổi tiếng của Nhật Bản, hòn đảo này có tên là Biển Đom Ddosmd. Đảo này là niềm tự hào của các kỹ sư và người dân xứ mặt trời mọc. Nếu may mắn thăm hòn đảo nhân tạo này, bạn có thể chiêm ngưỡng một không gian vô cùng ấn tượng, nhất là khi màn đêm buông xuống. Lúc này, toàn bộ ánh sáng lấp lánh từ thành phố Tokyo sẽ dồn về đây. Bên cạnh đó, đảo còn có nhiều nhà hàng, quán xá, cửa hàng lưu niệm lớn... phục vụ mọi nhu cầu của du khách mua vé máy bay đi Nhật Bản giá rẻ nên bạn tha hồ tham quan đảo mà không sợ nhàm chán.

Đảo Umi Hotaru, Nhật Bản
Đảo Umi Hotaru, Nhật Bản
Đảo Umi Hotaru, Nhật Bản
Đảo Umi Hotaru, Nhật Bản

3

Đảo Spiral, Mexico

Nếu không đủ tiền để mua riêng cho mình một hòn đảo nhỏ xinh đẹp ngay tại miền nhiệt đới, thì hãy tự xây dựng một nơi nghỉ ngơi tương tự như vậy. Đó chính là những gì mà anh Richie Sowa đã thực hiện vào năm 1998 khi sử dụng tới hơn 250.000 vỏ chai nhựa với mục đích làm nên một hòn đảo nhân tạo.

Trên hòn đảo độc đáo này có một căn nhà 2 tầng, bếp nấu sử dụng năng lượng mặt trời cùng với một số công trình phụ tiện dụng khác. Tuy rằng vài năm sau đó, hòn đảo này đã bị một cơn bão lớn phá hủy. Không nản lòng trước thiên nhiên, từ 2007, Richart lại tiếp tục dựng một hòn đảo mới to và quy hoạch hơn và đã được đưa vào làm du lịch. Đảo Spiral II là hòn đảo nhân tạo thứ hai do Rishi Sowa tự tay thiết kế.

Với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên, Rishi Sowa đã thu thập được khoảng 100.000 chai nhựa và tự tay xây dựng “hòn đảo mộng mơ” thứ hai của ông tại Isla Mujeres – một khu vực khá an toàn trong trường hợp thời tiết xấu và bão lớn.

Đảo Sprial II có đường kính khoảng 20 mét và trông không khác gì một khu resort thu nhỏ, với một ngôi nhà nhỏ, hàng dừa và bãi cát bao quanh 2 bể bơi nhỏ. Tuy có kích thước bé hơn so với hòn đảo trước đó, song Rishi Sowa cho biết, anh có thể mở rộng diện tích của hòn đảo nếu muốn. Là một trong những dự án ấn tượng trong việc tuyên truyền bảo vệ môi trường, Spiral Island II đã thu hút được rất đông đảo các tình nguyện viên tới Mexico giúp đỡ Rishi Sowa trong quá trình xây dựng.

Đảo Spiral, Mexico
Đảo Spiral, Mexico
Đảo Spiral, Mexico
Đảo Spiral, Mexico

4

Đảo Pearl Qatar, Qatar

Hòn ngọc Qatar (The Pearl) thuộc địa phận thủ đô Doha, Qatar là một khu dân cư sang trọng được xây dựng và phát triển trên một hòn đảo nhân tạo, ở phía tây vịnh Doha. Hòn đảo có đường kính 4 km và được tạo ra trên một vùng đất hoang, bờ biển dài 32 km được bao quanh bằng những căn biệt thự xa hoa, hàng chục chung cư cao tầng cao chọc trời và hàng trăm ngôi nhà.

Đảo nhân tạo Pearl Qatar vốn nổi tiếng với sự sang trọng và vẻ đẹp vô cùng quyến rũ của con đường ven biển dài nhất thế giới. Hòn đảo này được bao quanh bằng những căn biệt thự với hàng chục khu chung cư cao tầng cùng hàng trăm ngôi nhà, các khách sạn sang trọng và một số cửa hàng, nhà hàng xa xỉ khác. Tính đến mùa xuân năm 2012, đã có khoảng hơn 5.000 người dân chuyển đến đây sinh sống.

Hòn đảo được đầu tư bởi UDC Qatar và được thiết kế bởi kiến trúc sư và công ty thiết kế Callison. Cái tên The Pearl (Ngọc Trai) của hòn đảo bắt nguồn từ việc vùng nước dùng để xây dựng hòn đảo trước đây từng là một thủy vực được dùng để khai thác ngọc trai ở Qatar. Qatar là một trong những quốc gia xuất khẩu ngọc trai hàng đầu của châu Á với các loại ngọc giá rẻ.

Hòn đảo nhân tạo The Pearl được kỳ vọng là sẽ giúp Qatar có thể phổ biến rộng rãi lịch sử về ngành công nghiệp khai thác trai của đất nước. Khi hoàn thành, cả dự án đảo nhân tạo The Pearl sẽ có hình dáng giống như một chuỗi ngọc trai. Hòn đảo lớn nhất sẽ bao gồm các biệt thự xa xỉ, các tòa chung cư, ba khách sạn năm sao và một khu phức hợp rộng hơn 200 triệu m vuông với các trung tâm thương mại quốc tế, nhà hàng, quán cà phê và cơ sở giải trí....

Đảo Pearl Qatar, Qatar
Đảo Pearl Qatar, Qatar
Đảo Pearl Qatar, Qatar
Đảo Pearl Qatar, Qatar

5

Đảo Pampus, Hà Lan

Pampus vốn là một hòn đảo nằm trong hệ thống pháo đài nhằm phục vụ cho các mục đích quân sự trước và sau Chiến tranh thế giới 2 của Hà Lan. Cùng với những pháo đài khác, pháo đài Pampus đã tạo thành tuyến phòng thủ được xây dựng vào giữa năm 1883 đến 1920 với tổng chiều dài 135 km để bảo vệ thủ đô.

Pháo đài nằm trên một hòn đảo nhân tạo nằm trên vùng nông cạn Pampus hoặc bãi cát ở Zuiderzee khi đó. Có một thành ngữ nổi tiếng của Hà Lan là "đẻ cho Pampus" được sử dụng để mô tả những người nằm xuống bị đánh gục. Nó bắt nguồn từ thời gian các con tàu phải đợi thủy triều lên ở Pampus trước khi chúng có thể vào cảng Amsterdam. Sau nhiều năm hoang vu đến năm 2007 nơi đây đã được phục hồi và mở cửa trở lại cho du khách đến chiêm ngưỡng và khám phá giá trị lịch sử của hòn đảo nhân tạo độc đáo này.

Hòn đảo nhân tạo Pampus có thể được tiếp cận bằng phà, thuyền tư nhân hoặc xuồng. Chỉ sau 20 phút đi phà là bạn đã được đặt chân lên hòn đảo nhân tạo lịch sử này. Bạn sẽ được chào đón bởi những người canh gác pháo đài như nghi thức trong quân đội cũ. Ngày này các dịch vụ du lịch trên hòn đảo rất phát triển.

Bạn có thể được hướng dẫn tour, lang thang một mình trên những pháo đài cũ, săn lùng kho báu và những trò chơi thú vị khác. Đặc biệt từ sân thượng của các quán cà phê, bạn có thể dễ dàng trải nghiệm một tầm nhìn rộng trên mặt biển, là nơi mà những chiếc thuyền buồm đang di chuyển vòng tròn xung quanh. Tuy là một pháo đài quân sự trong quá khứ, thế nhưng giờ đây Pampus lại mang đến một cảm giác bình yên, niềm vui và cả sự thích thú cho bất cứ du khách nào khi đến đây.

Đảo Pampus, Hà Lan
Đảo Pampus, Hà Lan
Đảo Pampus, Hà Lan
Đảo Pampus, Hà Lan

6

Đảo Mexcaltitan, Mexico

Nằm ngoài bang Nayarit, Mexico, đảo nhân tạo Mexcaltitan có diện tích nhỏ bé nhưng sự thú vị và niềm vui cùng khung cảnh hữu tình mà Mexcaltitan mang lại cho du khách lại không hề thua kém bất cứ hòn đảo xinh đẹp nào trên thế giới. Theo truyền thuyết, chính những người Aztec cổ xưa đã di chuyển tới đây và xây dựng nên thành phố lênh đênh trên biển khơi này. Mexcaltitan chính là một thành phố đảo tọa lạc ngoài khơi bờ biển thuộc tiểu bang Mexico của Nayarit.

Hòn đảo nhân tạo này có hình chữ X nằm trọn vẹn trong một vòng tròn với đường kính khoảng 396m và cũng là nơi sinh sống của hơn 800 người dân. Hiện tại, nơi đây đã trở thành điểm thu hút một lượng lớn khách du lịch và được chỉ định vào "Chương trình Ngôi làng huyền diệu" dựa theo quyết định của chính phủ liên bang.

Hòn đảo này là điểm du lịch Mexico hấp dẫn của của rất nhiều du khách bản địa cũng như quốc tế vởi khung cảnh độc đáo và khí hậu ôn hòa. Hòn đảo nhân tạo này tuy chật hẹp nhưng có đầy đủ một vài cửa hàng, bida hội trường, một viện bảo tàng, và một văn phòng hành chính tại khu vực trung tâm của ngôi làng.

Hòn đảo này độc đáo là có 1 cung đường chính chạy vòng tròn quanh đảo. Những ngôi nhà có kiến trúc lạ, thấp rất hút mắt. Vào mùa mưa, nước dâng cao làm ngập các đường phố, thuyền là phương tiện đi lại phổ biến nhất trên hòn đảo nhỏ này. Tới đây bạn có thể đi dạo xung quanh đảo vì nó có 1 cung đường chính chạy vòng tròn quanh đảo cho phép bạn đi tham quan khắp mọi ngõ ngách trên đảo này. Tuy nhiên, nếu bạn đên đây vào mùa mưa, nước dâng cao làm ngập các đường phố, thuyền là phương tiện đi lại phổ biến nhất trên hòn đảo nhỏ này.

Đảo Mexcaltitan, Mexico
Đảo Mexcaltitan, Mexico
Đảo Mexcaltitan, Mexico
Đảo Mexcaltitan, Mexico

7

Quần đảo World, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

Quần đảo World là một quần đảo nhân tạo gồm có 300 hòn đảo nhỏ khác nhau được xây dựng dựa trên hình dạng thô của một bản đồ thế giới. Quần đảo này nằm cách bờ biển Dubai khoảng 6 km, trải rộng trên diện tích khoảng 55 km2.Quần đảo nằm cách bờ biển của Dubai khoảng 4 km và thuộc địa phận Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Quần đảo này bao gồm các đảo cát nhân tạo được lấy chủ yếu từ các vùng ven biển của Dubai, đánh dấu cho sự phát triển của việc xây dựng những hòn đảo nhân tạo tại Dubai.

Phát triển quần đảo World chính là Nakheel Properties và dự án ban đầu đã được xây dựng bởi Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, người đứng đầu thành phố Dubai. Được biết, hòn đảo “Câu lạc bộ Hoàng gia” thuộc quần đảo World cũng đã mở cửa cho du khách quốc tế đến thưởng thức những dịch vụ nghỉ dưỡng cực kỳ xa xỉ.

Cùng với Palm Jumeirah, quần đảo The World được xây dựng dựa theo hình dạng thô của một bản đồ thế giới, nằm trong vùng biển vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, việc xây dựng 300 hòn đảo bắt đầu vào năm 2003 và bị dừng lại do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Mặc dù 60% đảo đã được bán cho các nhà thầu tư nhân trong năm 2008, nhưng sự phát triển trên hầu hết các đảo này đã không thành công. Dubai không chịu sức ép về đất chật người đông. Nhưng xây dựng đảo nhân tạo là chiến lược phát triển kinh tế biển của thành phố vùng Vịnh này.

Quần đảo World, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Quần đảo World, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Quần đảo World, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Quần đảo World, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

8

Quần đảo Palm, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

Quần đảo Palm tọa lạc gần bờ biển thành phố Dubai gồm có 3 hòn đảo là Jumeirah, Deira và Jebel Ali. Đây được xem là 3 hòn đảo nhân tạo lớn nhất trên thế giới. Và cũng chính nhờ vào hệ thống quần đảo này mà Dubai đã có thêm 520 km đường bờ biển. Quần đảo này được xây dựng bởi Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum nhằm tăng cường phát triển tiềm năng du lịch cho Dubai.

Mỗi khu định cư sẽ có hình dạng tựa như một cây cọ được bao bọc xung quanh bởi vành cung hình trăng lưỡi liềm khá độc đáo. Trên quần đảo này, chính phủ Dubai cho xây dựng khoảng hơn 100 khách sạn, biệt thự, bến du thuyền, khu căn hộ, công viên nước, trung tâm mua sắm, nhà hàng, khu thể thao và chăm sóc sức khỏe… nhằm phục vụ cho các du khách tới tắm biển và nghỉ dưỡng.

Nếu có dịp đến với Dubai thuộc Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi được chiêm ngưỡng các công trình nhân tạo trên biển thuộc loại không tưởng trên thế giới. Nhắc tới Dubai, đương nhiên đầu tiên phải là Palm Jumeirah - hòn đảo nhân tạo trên biển lớn nhất thế giới, có hình dáng giống một cây cọ với thân vây và 17 cành. Nó thể hiện ý chí, tầm nhìn, tài năng và trí tuệ của lãnh đạo UAE. Palm Jumeirah được xây dựng vào đầu thế kỷ 21, phần lớn được tài trợ từ nguồn thu nhập đáng kể từ dầu mỏ của Dubai.

Nó độc và lạ khi không dùng bê tông cũng như sắt thép. Các hòn đảo nhỏ được tạo ra chủ yếu từ cát được nạo vét từ đáy của Vịnh Ba Tư, phần bên của lưỡi liềm tiếp xúc với biển khơi được bồi đắp bằng đá và tảng từ đất liền. Công việc bắt đầu vào năm 2001, đất đai và cơ sở hạ tầng cơ bản đã được hoàn thành vào năm 2004. Việc xây dựng các tòa nhà bắt đầu vào năm 2006 và những cư dân đầu tiên đến vào năm 2007.

Quần đảo Palm, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Quần đảo Palm, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Quần đảo Palm, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Quần đảo Palm, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

9

Quần đảo Khazar, Azerbaijan

Quần đảo Khazar bao gồm 41 hòn đảo nhân tạo nằm cách bờ biển của thủ đô Baku 25 km về phía nam. Quần đảo này trải rộng trên diện tích khoảng 3.000 ha, thuộc vùng biển Caspian. Azerbaijan đã cho xây dựng quần đảo này với mục đích là biến nơi đây trở thành một thành phố mới có sức chứa được 1 triệu dân, đồng thời xây dựng thêm khu công trình phúc lợi xã hội gồm 150 trường học, 50 bệnh viện, nhiều công viên, trung tâm văn hóa giải trí, trung tâm mua sắm, một đường đua công thức 1 cùng với một tòa tháp Azerbaijan được đánh giá là cao nhất thế giới.

Tòa tháp 2 tỉ USD này sẽ trở thành điểm nhấn vô cùng quan trọng của quần đảo Khazar với tổng vốn đầu tư lên đến 100 tỉ USD. Việc xây dựng trên quần đảo Khazar bắt đầu vào tháng 3 năm 2011 và các công trình xây dựng đáng kể đã đạt được trong Azerbaijan.

Sự bùng nổ kinh tế. Vào tháng 8 năm 2014, khu vực bãi biển chính đã được mở ra một cách rực rỡ với nhiều tòa nhà chọc trời đã được xây dựng một phần. Tuy nhiên, quy mô khổng lồ và thiết kế quá tham vọng của dự án trở nên rõ ràng hơn vào năm 2015 khi giá dầu lao dốc. Sau khi Ibrahimov phát hành, các tuyên bố của công ty sau đó khẳng định rằng dự án vẫn được lên kế hoạch hoàn thành từ năm 2020 đến năm 2025 với các nhà đầu tư từ Trung Quốc được cho là muốn lấp đầy khoảng trống tài trợ. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 4 năm 2017, Ibrahimov khẳng định rằng các tác phẩm bị trì hoãn từ lâu cuối cùng sẽ khởi động lại vào cuối năm đó.

Quần đảo Khazar, Azerbaijan
Quần đảo Khazar, Azerbaijan
Quần đảo Khazar, Azerbaijan
Quần đảo Khazar, Azerbaijan

10

Đảo Willingdon, Ấn Độ

Được xây dựng vào năm 1936, hòn đảo nhân tạo nổi tiếng này là một phần của Kochi, là thành phố cảng ở Tây Nam Ấn Độ, thuộc bang Kerala, nằm bên Biển Ả Rập. Đảo Willingdon chính là nơi tốt nhất để phát triển các hoạt động kinh doanh và khách sạn trong thành phố. Đây được đánh giá là một khu vực khá yên tĩnh, vẫn còn mang đậm vẻ hoang sơ vô cùng thích hợp cho những du khách không thích sự ồn ào, nó nhiệt của thành phố.

Đảo Willingdon là đảo nhân tạo lớn nhất ở Ấn Độ. Phần lớn đảo Willingdon hiện tại được khai phá từ Hồ Kochi, lấp đất nạo vét xung quanh một hòn đảo tự nhiên, nhưng nhỏ bé, đã tồn tại trước đây. Đảo Willingdon có ý nghĩa quan trọng như là nơi đóng quân của Cảng Kochi, cũng như Căn cứ Hải quân Kochi (Bộ tư lệnh Hải quân phía Nam) của Hải quân Ấn Độ, Plant Trạm kiểm dịch, Custom House Cochin và Viện Công nghệ Thủy sản Trung ương, một đơn vị cấu thành của Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ.Hòn đảo này cũng là nơi đặt trụ sở của các cơ sở khác liên quan đến cảng, cụ thể là Văn phòng Ủy thác Cảng Cochin (kiểm soát Cảng Kochi), Văn phòng Hải quan và hơn thế nữa hai chục văn phòng xuất nhập khẩu, kho hàng, một vài khách sạn và trung tâm thương mại. Tất cả cấu trúc cảng cơ bản được lên kế hoạch trước đã được hoàn thành vào năm 1939, đúng lúc diễn ra Chiến tranh thế giới thứ hai. Một cầu cảng sâu, một cầu đường sắt và cầu đường bộ vào đất liền đã cung cấp cơ sở hạ tầng quý giá cho nỗ lực chiến tranh của địa phương.

Đảo Willingdon, Ấn Độ
Đảo Willingdon, Ấn Độ
Đảo Willingdon, Ấn Độ
Đảo Willingdon, Ấn Độ

Những hòn đảo nhân tạo nằm giữa biển khơi, mang vẻ đẹp hiện đại và xa hoa đã cho thấy khả năng chinh phục vô tận của con người đối với thiên nhiên. Đúng là chẳng có gì là không thể, với con người mọi chuyện đều có thể được thực hiện dù cho nó có khó khăn đến đâu. Và cũng chính những hòn đảo nhân tạo này đã càng làm chúng ta cảm thấy thán phục hơn nữa về những sự sáng tạo đầy ngoạn mục của con người.

Danh mục: Du lịch
Nguồn: toplist