Top 10 Địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Hải Phòng

Hải Phòng - Thành phố Cảng tôi yêu! Đất Hải Phòng thanh bình tươi đẹp, người Hải Phòng thân thiện lắm ai ơi. Bạn đã bao giờ tới thăm thành phố Hải Phòng chưa? Nơi nổi tiếng với những hàng phượng vĩ đỏ rực thắp sáng cả thành phố những ngày hè. Mời bạn đến thăm quê hương của tôi, nơi tụ hội của bao điểm đến lí tưởng và hấp dẫn.


1

Đảo Cát Bà

Đảo Cát Bà nằm trong quần đảo Cát Bà, thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng – thành phố biển nổi tiếng của nước ta. Trước đây đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Bà, năm 1977 mới sáp nhập với huyện Cát Hải thành huyện Cát Hải mới. Trước đây đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, sau thuộc khu Hồng Quảng, đến năm 1956 mới chuyển về thành phố Hải Phòng.

Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cơ sở hạ tầng cũng khá phát triển với tổ hợp nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, chùa chiền và đặc biệt là toàn bộ khu vực đảo đã được thành phố Hải Phòng triển khai các trạm thu phát wifi.

Quần đảo Cát Bà có tọa độ 106°52′- 107°07′Đông, 20°42′- 20°54′độ vĩ Bắc. Diện tích khoảng gần 300 km². Dân số 8.400 người (năm 1996). Các đảo nhỏ khác: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xa, hòn Tai Kéo...Cát Bà còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Hạ Long. Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc tên Các Bà. Vì có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận. Đảo có tên là đảo các Ông (Cát Ông), như vậy Cát Bà là đọc chệch của các Bà.

Cát Bà là một hòn đảo đẹp và thơ mộng,đẹp đẽ. Nằm ở độ cao trung bình 70m so với mực nước biển (dao động trong khoảng 0–331 m). Trên đảo này có thị trấn Cát Bà ở phía đông nam (trông ra vịnh Lan Hạ) và 6 xã: Gia Luận, Hiền Hào, Phù Long, Trân Châu, Việt Hải, Xuân Đám.

Đảo Cát Bà
Đảo Cát Bà
Đảo Cát Bà
Đảo Cát Bà

2

Bãi biển Đồ Sơn

Có thể nói bãi biển Đồ Sơn chính là niềm tự hào của người dân thành phố Hải Phòng. Đồ Sơn được ví như con rồng trườn mình ra biển Đông với núi, đồi và biển đan xen. Thân rồng uốn lượn tạo nên sự quanh co khi vào rừng, lúc nhô ra biển càng tăng thêm sự hấp dẫn, ở mỗi khúc quanh, một bãi biển được hình thành.

Bãi biển Đồ Sơn chia ba khu chính, với tuyến đường trải nhựa phẳng lỳ chạy men theo bờ biển nối liền các khu 1, 2 và 3. Nước biển ở đây không trong xanh như những bãi biển khác do nằm giữa hai cửa sông nhưng có độ mặn vừa phải giúp da không bị cháy nắng cho dù tắm biển Đồ Sơn vào giữa trưa.

Bãi biển Đồ Sơn khu 1 gần với điểm dân cư ngay đầu quận Đồ Sơn. Tại đây có khá nhiều các dịch vụ quán ăn, nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên ít người tắm do sóng lớn và địa hình nhiều bãi đá, hàu sắc nhọn, bù lại có bờ kè chạy dọc hành lang biển và là nơi lý tưởng để ngắm bình minh thơ mộng. Đặc biệt, công trình quảng trường biển khu 1 Đồ Sơn có quy mô 2400m2, được bài trí tiểu cảnh hoa cỏ bắt mắt, là không gian tổ chức các sự kiện lớn của du lịch. Nơi đây cũng gần với di tích Chùa Hang Cốc Tự, thuận tiện cho du khách kết hợp tham quan.

Bãi biển Đồ Sơn khu 2 là bãi tắm chính thu hút đông khách nhất, với bờ cát mịn trải dài thích hợp cho tắm biển, vui chơi, thể thao dưới nước như cưỡi canô, dù bay... Điểm nhấn tham quan của khu 2 Đồ Sơn là Biệt thự Bảo Đại với kiến trúc bề thế, và có phục vụ khách du lịch đến lưu trú, thử cảm giác cung cấm một thời trong các phòng ngủ của vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử... tạo ấn tượng thú vị trong hệ thống các khách sạn ở bãi biển Đồ Sơn. Nơi đây còn có di tích Bến Nghiêng, và khu Chợ Cầu Vồng với nhiều mặt hàng đặc sản biển, quà lưu niệm...

Bãi biển Đồ Sơn khu 3 có phần tĩnh lặng hơn, xung quanh là hàng trăm công trình hấp dẫn của Khu du lịch quốc tế Hòn Dấu như bể bơi tạo sóng, resort, nhà hàng, trung tâm thương mại, khu vui chơi dành cho trẻ em, sân golf mini, câu cá, đua thuyền...

Cách không xa là sòng bạc Casino, và di tích Bến tàu không số K15 huyền thoại. Đến du lịch bãi biển Đồ Sơn cũng là dịp để bạn thưởng thức nhiều loại hải sản tươi ngon như: tôm, cua, cá, mực, hàu, nộm sứa, bề bề, cháo cá song, cá thu phơi một nắng... Ngoài ra còn có món giá bể (giá biển), là một món nhắm có tiếng xứ này, với nhiều hương vị pha trộn, ngòn ngọt, cay cay... và một chút giòn tan của giá.

Bãi biển Đồ Sơn
Bãi biển Đồ Sơn
Bãi biển Đồ Sơn
Bãi biển Đồ Sơn

3

Hòn Dấu resort

Hòn Dấu resort có diện tích hơn 120ha với cấu trúc trục cảnh quan chính uốn lượn theo hình thể của dãy núi, ôm lấy biển và núi. Khu du lịch gồm phần lấn biển mở rộng đảo Hòn Dấu với diện tích sử dụng là khoảng 54 ha (khu A) và phần lấn biển mở rộng bán đảo Đồ Sơn với diện tích sử dụng trên 60 ha (khu B).

Hòn Dấu Resort đã được nhiều chuyên gia kiến trúc nổi tiếng trong và ngoài nước thiết kế, có bố cục không gian uyển chuyển, hài hòa giữa địa hình tự nhiên, mặt biển và sắc thái hoạt động vui chơi giải trí. Khu vực lấn biển được bao bọc bằng hai lớp kè vững chãi, Một phần quy hoạch khu B lớp thứ nhất được thiết kế đảm bảo cho các công trình vĩnh cửu, lớp kè thứ hai cách lớp kè thứ nhất 100m và bao quanh dự án đảm bảo tuyệt đối an toàn trước những cơn bão lớn cấp 15 – 16.

Đến với Hòn Dấu Resort quý khách không khỏi ngỡ ngàng trước một hồ bơi lọc nước biển và tạo sóng lớn nhất châu Á. Hồ bơi này nằm giữa không gian mang được phong cách rất Đà Lạt đã khiến Hòn Dấu dường như đã trở thành một trong những điểm đến được ưa chuộng của du lịch Hải Phòng. Và đây cũng chính là điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế.

Với mục tiêu trở thành một Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng – sinh thái mới, hiện đại có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng tốt các nguyên tắc phát triển bền vững và phát huy hiệu quả về tiềm năng du lịch của Đồ Sơn – đảo Hòn Dấu, là điểm đến hấp dẫn, an toàn của tất cả các du khách trong nước và quốc tế.

Hãy một lần đến với Hòn Dấu Resort bạn sẽ được tận hưởng được một khung cảnh thiên nhiên lãng mạn của khu Đà Lạt thu nhỏ. Hay hòa mình vào dòng nước trong xanh nhưng vẫn mang được vị mặn mòi của biển. Chắc chắn đây sẽ là một sự lựa chọn thú vị cho những ngày cuối tuần cho cả gia đình bạn đó. Hãy đi và cũng cảm nhận bạn nhé!

Hòn Dấu resort
Hòn Dấu resort
Hòn Dấu resort
Hòn Dấu resort

4

Chùa Cao Linh

Chùa Cao Linh từ lâu đã là điểm đến tham quan thu hút khách du lịch gần xa nổi tiếng của Hải Phòng. Với kiến trúc bề thế và độc đáo, hàng năm nơi đây đón tiếp hàng nghìn lượt khách đến tham quan và cúng viếng.

Theo lịch sử ghi lại, chùa có thể do dòng họ Lê Văn trong làng Hà Liên xây dựng, bia đá trong chùa có ghi lại niên hiệu trùng tu vào đời Hậu Lê cách đây hơn 300 năm trước. Chùa Cao Linh có diện tích vào khoảng 49.000 m2. Chùa nằm ở vị trí thuận lợi cho mọi hoạt động, nằm ở cửa ngõ phía tây của thành phố Hải Phòng, cách trung tâm khoảng 12 km.Chùa nằm trên quốc lộ 10, tuyến đường chính chạy dọc các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh… mặt sau là quốc lộ 5 nối Hải Phòng với thành phố Hà Nội. Trước mặt chùa là dãy núi Thiên Văn thuộc Kiến An, đằng sau là sông Hà Liên.

Thuở ban đầu, chùa được xây dựng chỉ gồm ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, năm gian nhà tổ, ba gian nhà bếp cấp 4 mái thấp với mục đích chính là để du khách thập phương đến cúng bái và nghỉ ngơi. Vào những năm kháng chiến chống Pháp, chùa tham gia vào hoạt động chống Pháp cùng với cộng sản. Chùa đã bị thực dân Pháp đốt mất 20 gian, mãi đến năm 2001 nhờ hồng ân Chư Phật, nhờ đức lành của Chư Tôn Đức lãnh đạo Giáo Hội, sự quan tâm đồng ý nhất trí của chính quyền địa phương chùa được cúng cho Thượng Tọa Thích Thanh Giác, phó trưởng ban trị sự Thành Hội Phật Giáo Hải Phòng, trụ trì chùa Phổ Chiếu - Thành phố Hải Phòng về kiêm nhiệm trụ trì. Chủ trì cùng chư tăng Phật tử đã lên kế hoạch trùng tu và sửa chữa để được diện mạo như ngày nay.Ngày nay, với sự dìu dắt của trụ trì Đại Đức Thích Giác Nghiên, ngôi chùa đã có thiết kế hoàn thiện hơn với tòa Đại Hùng Bảo Điện - Cổng Ngũ Quan - Vườn Tháp - La Hán Đường - Vãng Sinh Đường - Thiền Đường - Niệm Phật Đường và các công trình khác. Với đường nét độc đáo, mang đậm kiến trúc Phật giáo, ngôi chùa là nơi trung tâm của tín ngưỡng và là nơi tổ chức các hoạt động hội hè, văn hóa, các khóa tu tập cho phật tử và quần chúng nhân dân.

Chùa Cao Linh
Chùa Cao Linh
Chùa Cao Linh
Chùa Cao Linh

5

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) có tên chữ là Hanh Phủ, tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ, sinh ra trong một gia đình vọng tộc tại thôn Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Vĩnh Bảo, Tp. Hải Phòng). Năm 1535, ông thi đỗ Trạng nguyên và ra làm quan cho nhà Mạc, giữ chức Tả thị lang. Năm 1543, trước cảnh quan lại lộng quyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng trảm sớ đối với 18 đình thần biến chất, mưu phản song không được nhà vua chấp thuận. Ông bèn cáo quan về ở ẩn nơi quê nhà, lập am Bạch Vân, mở trường dạy học, làm thơ, nghiên cứu kinh sử. Học trò của ông nhiều người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền... Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà triết học lớn của Việt Nam. Ông cũng tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam với hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”. Để tưởng nhớ và khắc ghi những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm, con cháu và dân làng đã xây dựng một khu di tích gồm nhiều hạng mục công trình để thờ cúng và trưng bày hiện vật về thân thế, sự nghiệp của ông.

Qua cổng tam quan với 3 chữ Hán “Trung Am từ” (đền Trung Am) là khu đền chính thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đền được xây sau khi Trạng Trình mất (1585) với diện tích hơn 4ha, gồm 3 gian được lập trên nền nhà cũ của Trạng Trình, nơi đặt tượng và bài vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm được làm bằng gỗ, trong thế ngồi trên ngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đội mũ cánh chuồn, tay phải cầm cuốn tập giơ lên như đang giảng đạo thơ cho các học trò. Phía trước đền là hồ Thái Nhâm rộng khoảng 1.000m², trên khoảng đất giữa hồ có cầu bắc qua còn tấm bia đá làm năm Vĩnh Hựu nhà Lê (1736) ghi lại quá trình và tên những người đã đóng góp xây dựng đền.

Phía sau đền là 3 gian nhà lợp cói, mô phỏng am Bạch Vân, nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi từ quan đã về dạy học, làm thơ. Gần am Bạch Vân là tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm cao 5,7m, nặng 8,5 tấn được làm bằng chất liệu đá Granit, trong tư thế ngồi tay cầm bút, tay cầm sách, y phục nhà Nho, cốt cách giản dị. Ngoài ra còn có hai bức phù điêu được thiết kế khá công phu, hoàn chỉnh, mỗi bức cao khoảng hơn 5m, dài hơn 20m. Bức thứ nhất diễn tả lại cuộc đời, sự nghiệp của Trạng Trình từ lúc còn bé đến cuối đời; bức thứ hai diễn tả một giai đoạn lịch sử của địa phương từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến nay.Cách không xa đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm là phần mộ cụ Nguyễn Văn Định, thân sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm; tháp Bút Kình Thiên, tương truyền do học trò tạo dựng để ca ngợi tài năng của Trạng Trình; chùa Song Mai; đền thờ bà Minh Nguyệt (vợ thứ của Trạng Trình); di tích Quán Trung Tân… Đặc biệt, trong khuôn viên khu di tích còn có vườn tượng diễn tả lại cuộc đời, cảnh dạy học khi xưa của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tạo nên một khung cảnh gần gũi và sống động.Ngày nay, khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được xây dựng khá khang trang, là nơi tổ chức các lễ hội lớn kỷ niệm ngày sinh (10/4 âm lịch) và ngày mất (28/11 âm lịch) của danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến dâng hương tưởng niệm.

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

6

Vịnh Lan Hạ

Vịnh Lan Hạ được ví như Vịnh Hạ Long thứ 2 của nước ta mang một vẻ đẹp tựa như chốn thần tiên còn đọng lại theo thời gian. Nơi đây nằm ở phía Nam của Vịnh Hạ Long và phía Đông của đảo Cát Bà, Vịnh Lan Hạ có diện tích hơn 7.000 ha nổi bật với vẻ đẹp ngoạn mục của khoảng 400 hòn đảo lớn nhỏ dày đặc, mang nhiều hình thù kỳ thú. Khác với Vịnh Hạ Long, tất cả các đảo ở Vịnh Lan Hạ đều được phủ đầy cây xanh, cho dù chỉ là những hòn đảo vô cùng nhỏ bé.

Tuy chưa được đông đảo khách du lịch biết đến nhưng Vịnh Lan Hạ được đánh giá là một trong những vịnh biển đẹp nhất của Việt Nam. Khi tiết trời sang thu cũng là thời điểm Vịnh Lan Hạ đẹp nhất với ánh nắng nhạt, không nóng cháy, dịu nhẹ với làn gió mát rượi của đại dương, khiến du khách thoải mái tận hưởng sự sảng khoái, thư thái khi đi thuyền chiêm ngưỡng khu vịnh.

Với khí hậu mát mẻ, trong lành nên du khách có thể du lịch Vịnh Lan Hạ vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, du khách trong nước thường đi du lịch Vịnh Lan Hạ từ tháng 4 đến tháng 10, còn khách quốc tế thường ghé thăm Lan Hạ vào thời điểm từ tháng 11 đến tháng 3.

Nằm liền kề với Vịnh Hạ Long nhưng Lan Hạ vẫn mang trong mình những đẹp riêng khác biệt hoàn toàn so với Hạ Long, nếu muốn các bạn cũng có thể kết hợp đi xuyên từ Vịnh Lan Hạ sang thăm quan các điểm du lịch bên Vịnh Hạ Long. Một vài địa điểm bạn nên tham quan:

  • Hang Luồn
  • Đảo Nam Cát
  • Đảo Khỉ (Đảo Cát Dứa)
  • Bãi tắm Vạn Bội
  • Hòn Rùa
  • Hòn Chuông
Vịnh Lan Hạ
Vịnh Lan Hạ
Vịnh Lan Hạ
Vịnh Lan Hạ

7

Đảo Hòn Dấu

Hòn Dấu là một trong những địa điểm du lịch Hải Phòng nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp như chốn phong cảnh bồng lai ở dưới hạ giới. Không gian tĩnh lặng, du khách thả hồn theo thiên nhiên núi rừng, hai bên đường trung tâm của đảo là những hàng cây xanh, uốn lượn tạo cho du khách có cảm giác như mình đang lạc giữa rừng xanh huyền bí. Chắc chắn rằng sau chuyến du lịch sẽ tạo một ấn tượng khó quên trong lòng mỗi du khách.

Khí hậu tại Hòn Dấu được chia làm 4 mùa rất rõ rệt. Mỗi mùa , Hòn Dấu lại có một vẻ đẹp riêng. Nhìn chung bạn có thể đến du lịch Hòn Dấu vào bất cứ thời điểm nào bạn thích tuy nhiên theo như kinh nghiệm du lịch Hòn Dấu Hải Phòng thì bạn nên đến đây vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Đây là khoảng thời gian của mùa hè, thời tiết khá nóng nhưng lại rất thích hợp cho những hoạt động vui chơi tắm biển và tham quan những khu rừng nguyên sinh tại Hòn Dấu.

Các địa điểm bạn nên tham quan khi đến đây:

  • Đền thờ Nam Hải Thần Vương: Một trong những điểm đến mà bạn không nên bỏ qua khi du lịch Hòn Dấu đó chính là đền thờ Nam Hải Thần Vương. Đây là ngôi đền được xây dựng để thờ một vị tướng tài giỏi thời nhà Trần, đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Nguyên Mông của dân tộc ta.
  • Đèn hải đăng Hòn Dấu: Ngọn đèn hải đăng Hòn Dấu được xem là một công trình kiến trúc vĩ đại được xây dựng từ năm 1892 bởi một kiến trúc sư người Pháp. Đây là một địa điểm tham quan nổi tiếng tại Hòn Dấu. Ngọn đèn hải đăng này được xây dựng gồm 2 phần chính là phần tòa nhà trưng bày và phần tháp đèn. Đến tham quan ngọn đèn hải đăng này, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc tuyệt đẹp mà còn có cơ hội được leo qua 125 bậc cầu thang hình xoắn ốc. Đứng từ trên ngọn đèn này, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nghìn toàn cảnh bãi biển Đồ Sơn xinh đẹp.
Đảo Hòn Dấu
Đảo Hòn Dấu
Đảo Hòn Dấu
Đảo Hòn Dấu

8

Bến tàu không số K15

Bến tàu Không số K15 ngày nay còn được gọi là bến Nghiêng, thuộc khu du lịch thuộc phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Bến tàu tồn tại đã từ rất lâu đời và hiện diện như một phần quen thuộc với mỗi người dân đất Cảng. Nằm dưới chân đồi Vạn Hoa, bến Nghiêng tấp nập tàu chở khách du lịch ra thăm đảo Hòn Dấu - một địa danh du lịch nổi tiếng ở Đồ Sơn. Thời Pháp thuộc, bến Nghiêng từng là một hải cảng quân sự quy mô và chính nơi đây đã chứng kiến hình ảnh đoàn quân Pháp thất trận lên tàu rút về nước chấm dứt 80 năm xâm lược Việt Nam.Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, bến Nghiêng tiếp tục xứ mệnh lịch sử là điểm xuất phát của những đoàn tàu không số chở vũ khí, đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam. Từ năm 1962, gần 100 chiếc thuyền với tổng số 168 chuyến hành trình vượt sóng đã xuất phát từ đây tạo nên con đường mòn Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại. Bị giặc Mỹ bắn phá ác liệt, chứng tích về bến tàu giờ chỉ còn 15 trụ bê-tông cầu cảng, cách mép bờ khoảng 30m. Phía trên bờ là một số nền móng kho hàng, bể nước.Để tưởng nhớ chiến công của những thủy thủ tàu không số, thành phố Hải Phòng đã cho xây dựng tượng đài kỷ niệm đường Hồ Chí Minh trên biển ngay cạnh di tích bến tàu K15. Từ khu vực tượng đài, hướng mắt nhìn ra phía biển, bất cứ ai cũng cảm thấy bồi hồi xúc động khi nghĩ về những đoàn tàu không số với biết bao sự hy sinh thầm lặng góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.

Ngày nay, bến Nghiêng trở thành một đầu mối quan trọng cho tuyến du lịch sinh thái, văn hóa kết hợp tín ngưỡng bến Nghiêng- Hòn Dấu. Từ bến Nghiêng, mất hơn 20 phút đi tàu, du khách sẽ đặt chân lên đảo Hòn Dấu-con mắt ngọc của Hải Phòng. Hòn Dấu gây ấn tượng bởi vẻ hoang sơ, tĩnh lặng với thảm thực vật nguyên sinh độc đáo và nét huyền bí, linh thiêng bao phủ bởi sự tích về ngôi đền thờ Nam Hải Đại Vương-vị thần bảo vệ che chở cho ngư dân trên biển. Dạo bước giữa thiên nhiên trong lành, trèo lên ngọn hải đăng có tuổi đời gần 100 năm trên đảo, ai ai cũng không khỏi trầm trồ thán phục khi được thưởng thức trọn vẹn khung cảnh Đồ Sơn với núi non, biển nước mênh mông hữu tình.

Bến tàu không số K15
Bến tàu không số K15
Bến tàu không số K15
Bến tàu không số K15

9

Núi Voi

Khu di tích núi Voi là tên gọi của một núi đá nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng gần 20 km theo hướng Tây Nam. Núi nằm giáp ranh giữa xã Trường Thành và An Tiến của huyện An Lão, gồm một quần thể núi đất nằm nối nhau. Giải thích về tên của núi Voi, người dân địa phương khẳng định rằng nhìn từ xa núi giống như một chú voi khổng lồ nằm phủ phục cho nên lấy luôn tên gọi này đặt cho núi.

Núi Voi không chỉ là một danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn là một khu di tích lịch sử cấp quốc gia lưu trữ những dấu ấn đặc biệt mà ông cha ta thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ để lại. Ngoài ra khảo cổ học quốc gia cũng ghi nhận những dấu tích còn sót lại của thời kỳ tiền sử loài người, vì lẽ đó núi Voi có một giá trị đặc biệt quan trọng không chỉ riêng Hải Phòng mà còn với cả đất nước. Nói về khu di tích núi Voi, người dân địa phương có một sự tự hào vô cùng lớn. Đó là vì trước kia trong cuộc chiến tranh khốc liệt với các nước đế quốc, dựa vào địa hình hiểm trở của ngọn núi này, bộ đội ta mới có nơi trú ẩn và sử dụng lối đánh du kích nhỏ lẻ để tiêu giệt quân địch. Tại nơi đây có hàng trăm thậm chí là hàng nghìn chiến sỹ đã ngã xuống để giành lấy hòa bình hôm nay. Có thể nói núi Voi chính là nhân chứng của lịch sử, của những gì kinh hoàng nhất mà quá khứ Hải Phòng đã ghi nhận.

Núi Voi là ngọn núi cao nhất ở phía bắc Kiến An, có một quần thể thiên nhiên vô cùng phong phú. Thế nhưng lại mang một vẻ đẹp hoang sơ đầy quyến rũ. Núi Voi là địa điểm lý tưởng dành cho khách du lịch lựa chọn cho hành trình trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp nơi đây. Hơn thế nữa Núi Voi còn có một quần thể hang động danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: hang cá chép, hang bể, hang chiêng…Trong mỗi hang động đều mang một vẻ đẹp đọc đáo riêng như nhũ đá, đầu rồng, hổ phục, đầu voi… Đi lên trên đỉnh của ngọn núi du khách sẽ nhìn thấy một mảnh đất trống có tên là bàn cờ cõi tiên cảnh. Cảnh đẹp ở Núi Voi là địa điểm du lịch nổi tiếng Hải Phòng với nhiều thắng cảnh đẹp tuyệt vời. Nếu có cơ hội hãy đặt chân đến đây để trải nghiệm những điều bí ẩn nơi đây nhé!

Núi Voi
Núi Voi
Núi Voi
Núi Voi

10

Tháp Tường Long

Tháp Tường Long di tích lịch sử văn hóa hơn một nghìn năm tuổi tọa lạc trên đỉnh Long Sơn, ngọn núi đầu tiên chạy dọc trên bán đảo Đồ Sơn. Vào năm 1058 vua Lý Thái Tông xây dựng tháp và sau đó nằm mơ thấy rồng vàng liền đặt tên ngọn tháp là: Tháp Tường Long “thấy Rồng vàng hiện lên” Lòng tháp rỗng và đặt một kho tượng A di đà. Đứng trên tháp bạn sẽ chiêm ngưỡng được toàn cảnh Đồ Sơn cũng như cuộc sống giản dị của những người dân nơi đây. Bạn sẽ có cảm giác thật an nhàn, thanh bình đến khác thường.

Lòng tháp rỗng và là nơi đặt pho tuợng A di đà. Công trình đuợc xây bằng gạch và đá có kích thuớc khác nhau. Ngoài loại gạch xây, còn có loại gạch ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh. Cách trang trí này biểu hiện nghệ thuật điển hình thời Lý.

Theo sách "Đại Việt sử lược" thì năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân ghé lại nơi đây xây tháp. Sau ngài nằm mộng thấy rồng vàng bèn ban cho ngọn tháp cái tên Tường Long, nghĩa là "Thấy rồng vàng hiện lên" để ghi nhớ điềm lành. Lại có người cho rằng cửa biển Đồ Sơn là một trong những cái nôi tiếp nhận cho dựng tháp ở đây để thờ Phật. Khi xưa, có thể nơi đây còn là một đài quan sát nằm trong hệ thống "truyền đăng". Mỗi khi có biến, các trạm quan sát ven biển liền đốt cỏ khô cho khói bay lên trời, truyền tín hiệu báo động về kinh thành.

Tháp Tường Long
Tháp Tường Long
Tháp Tường Long
Tháp Tường Long

Nếu có cơ hội, hãy đến thăm Hải Phòng một chuyến, đồng thời bỏ ra chút thời gian thăm thú những địa điểm kể trên để biết thêm về thành phố tươi đẹp với những con người thân thiện nơi đây bạn nhé.

Danh mục: Du lịch
Nguồn: toplist