I. Khái niệm của vi sinh vật
- Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ, thường được quan sát bằng kính hiển vi.
- Phần lớn có cấu trúc đơn bào, số ít là tập đoàn đơn bào.
- Vi sinh vật tồn tại ở khắp nơi trên Trái Đất và có khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng nhanh nên chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.
II. Các nhóm vi sinh vật
Vi sinh vật gồm:
+ Vi sinh vật nhân sơ: vi khuẩn và vi khuẩn cổ (giới Khởi sinh).
+ Vi sinh vật nhân thực: tảo đơn bào , động vật nguyên sinh (giới Nguyên sinh), vi nấm (giới Nấm).
III. Đặc điểm chung của vi sinh vật
- Phân bố ở khắp mọi nơi trên Trái Đất và trên cả cơ thể sinh vật khác.
- Có kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản, hình thái đa dạng
- Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh
- Sinh trưởng, sinh sản nhanh và phân bố rộng
- Có thể chịu được mức nhiệt rất cao hoặc rất thấp
IV. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
- Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở tất cả các sinh vật.
- Tùy vào nhu cầu sử dụng nguồn Carbon và năng lượng của vi sinh vật mà vi sinh vật được chia thành 4 kiểu dinh dưỡng như sau:
- Sự sinh trưởng và phát triển của các Vi sinh vật ngoài nguồn carbon thì cũng cần nhiều nguyên tố khác => Các nhà khoa học tạo ra môi trường chứa các chất dinh dưỡng phù hợp để nuôi cấy vi sinh vật.
V. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Các nhà khoa học đã sử dụng các phương pháp khác nhau để nghiên cứu vi sinh vật như: phân lập, nuôi cấy và giữ giống, quan sát hình thái, nghiên cứu đặc điểm hóa sinh, sinh lí, di truyền,..
1. Phương pháp phân lập và nuôi cấy vi sinh vật
- Là phương pháp tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật bằng cách pha loãng và trải đều mẫu trên môi trường đặc.
- Khuẩn lạc được hình thành trên bề mặt môi trường đặc mang tính đặc trưng của từng nhóm vi sinh vật
- Khuẩn lạc vi khuẩn thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam...),...
- Phương pháp nuôi cấy: để nghiên cứu khả năng hoạt động hiếu khí, kị khí của vi sinh vật và sản phẩm chúng tạo ra.
2. Phương pháp nghiên cứu hình thái vi sinh vật
- Mỗi nhóm Vi sinh vật có hình thái tế bào đặc trưng
- Gồm hai bước:
Bước 1. Chuẩn bị mẫu vật
(đối với mẫu vi khuẩn và nấm men thường sẽ làm vết bôi, nhuộm với xanh methylene hoặc fuchsin)
Bước 2. Quan sát bằng kính hiển vi
3. Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật
- Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật gồm 2 bước:
Bước 1. Chuẩn bị mẫu
Bước 2. Thực hiện phản ứng hóa sinh để nhận biết các chất có ở vi sinh vật.
VI. Các kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật
- Kỹ thuật cố định và nhuộm màu
- Kỹ thuật siêu li tâm
- Kỹ thuật đồng vị phóng xạ