I. Học thuyết tế bào
Năm 1665, khi quan sát mô bần của vỏ cây sồi qua kính hiển vi, Robert Hooke đã thấy nó được cấu tạo từ những ô hay khoang rất nhỏ, ông gọi nó là “cella”
Năm 1674, Antonie van Leeuwenhoek trở thành một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống khi ông quan sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong một giọt nước ao.
Nhà thực vật học Matthias Schleiden (1838) và nhà động vật học Theodor Schwann (1839) đã cho thấy sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật.
Khoảng giữa thế kỉ XIX, ba nhà khoa học là Matthias Schleiden, Theodor Schwann và Rudolf Virchow đã đề xuất những nội dung của học thuyết tế bào.
Học thuyết tế bào bao gồm các nội dung chính sau:
- Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Sự sống được tiếp diễn do có sự chuyển hóa và sự di truyền xảy ra bên trong các tế bào
- Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật
- Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước
=> Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức của giới khoa học về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng và cấu trúc của tế bào, cơ thể.
II. Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống
Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
- Những sinh vật chỉ được cấu tạo từ một tế bào được gọi là sinh vật đơn bào
- Những sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào là sinh vật đa bào. Đối với sinh vật đa bào, sự phối hợp của nhiều loại tế bào chuyên hóa hình thành các cấp độ tổ chức cao hơn như mô hay cơ quan, hệ cơ quan.
Tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có từ trước nhờ quá trình phân chia của tế bào.
III. Tế bào là đơn vị chức năng cơ bản của mọi sinh vật sống
- Tế bào thực hiện những hoạt động sống cơ bản: trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, tự điểu chỉnh và thích nghi
- Các sinh vật đơn bào dù chỉ được cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể
- Đối với cơ thể sinh vật đa bào thì các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.
Ví dụ: quá trình tiêu hóa ở động vật được thực hiện nhờ sự phối hợp của các tế bào thuộc cơ quan trong hệ tiêu hóa.
Các tế bào ruột non