I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI ĐỌC ĐIỀN TỪ
Bước 1: Đọc lướt để hiểu nội dung đoạn văn, nắm được văn phong, ngữ cảnh của đoạn văn và đặc biệt chú ý đến những chỗ trống cần chọn từ điền vào và những từ/cụm từ trước và sau chỗ trống đó để xác định từ loại cần điền vào chỗ trống.
Bước 2: Đọc kỹ 4 phương án cần lựa chọn, xem xét chỗ cần điền liên quan đến từ vựng hay ngữ pháp.
Bước 3: Nếu chỗ cần điền liên quan đến từ vựng. Hãy đọc kỹ cụm từ, câu hoặc đoạn văn đó, dựa vào ngữ cảnh để đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất
Bước 4: Nếu chỗ cần điền liên quan đến ngữ pháp hoặc cấu trúc câu, xem xét lại các từ/cụm từ trước hoặc sau chỗ trống đó (động từ, tính từ, giới từ…); đọc lại 4 phương án để tìm đáp án đúng nhất.
II. CÁC BƯỚC LÀM BÀI ĐỌC HIỂU
Bước 1: Đọc lướt đoạn văn
Nguyên tắc trước tiên khi làm bài đọc hiểu là đọc lướt toàn bộ để nắm ý chính, nội dung đoạn văn. Đừng bao giờ cố dịch hết cả bài vừa tốn thời gian vừa dễ khiến nản chí. Ý chính của bài thường nằm ở câu đầu tiên. Nếu đoạn văn bắt đầu bằng câu hỏi hoặc lời dẫn thì ý chính thường sẽ nằm ở cuối.
Bước 2: Đọc lướt câu hỏi và các đáp án
Khi đọc lướt câu hỏi và các đáp án, ta xác định được các thông tin cần thiết cho câu trả lời để có thể tìm kiếm trong bài đọc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian tìm thông tin.
Bước 3: Xử lí các dạng câu hỏi từ vựng, câu hỏi tìm từ thay thế
Đây là dạng câu hỏi nhận biết và thông dụng với thông tin trong bài khá dễ tìm. Các em nên tận dụng để ăn điểm dễ dàng.
Bước 4: Xử kí các câu hỏi tìm thông tin chi tiết, câu hỏi suy luận
Đây là các câu hỏi đòi hỏi phải tìm thông tin chi tiết kĩ càng và đọc hiểu suy luận nên cần có nhiều thời gian và vốn từ vựng lớn.
Bước 5: Đọc lại toàn bộ bài đọc và kiểm tra lại các câu trả lời
III. CÁC MẸO LÀM BÀI ĐỌC HIỂU
1. Đọc lướt tìm câu chủ đề (thường là câu đầu tiền hoặc câu cuối của mỗi đoạn) để xác định nhanh nội dung chính của đoạn
2. Gạch chân tìm yêu cầu cảu từng câu hỏi và đáp án để xác định thông tin cần tìm trong bài đọc
3. Tìm và khọah vùng lượng thông tin cần thiết cho mỗi câu hỏi
4. Chú ý cách diễn đạt dùng từ trái nghĩa , đồng nghĩa trong câu hỏi để tránh bị đánh lừa thông tin
5. Sử dụng phương pháp loại trừ hoặc so sánh đối chiếu giữa 4 đáp án để tìm câu trả lời