Nguyên tử

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Quan niệm ban đầu về nguyên tử

- Theo Đê-mô-crit và Đan-tơn, nguyên tử được quan niệm là sự chia nhỏ một vật sẽ đến một giới hạn “không thể phân chia được”

- “Nguyên tử” trong tiếng Hy Lạp là atomos, nghĩa là “không chia nhỏ hơn được nữa”

II. Mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr

Theo mô hình Rutherford – Bohr: Trong nguyên tử, các electron ở vỏ được xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tương tự như các hành tinh quay quanh Mặt Trời

Nguyên tử - ảnh 1

III. Cấu tạo nguyên tử

Nguyên tử gồm hạt nhân nguyên tử và vỏ nguyên tử

a. Hạt nhân nguyên tử

- Hạt nhân nằm ở tâm và có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử

- Hạt nhân được thành từ các hạt proton và neutron

+ Proton (kí hiệu p): mang điện tích dương, mang một điện tích nguyên tố quy ước là +1.

+ Neutron (kí hiệu n): không mang điện

- Điện tích của hạt nhân nguyên tử bằng tổng điện tích của các proton

- Số đơn vị điện tích hạt nhân (kí hiệu Z) bằng số proton có trong hạt nhân

Ví dụ: Nguyên tử nitrogen (N) có 7 proton nên nitrogen có điện tích hạt nhân là +7, số đơn vị điện tích hạt nhân là Z=7

b. Vỏ nguyên tử

- Vỏ nguyên tử được tạo nên bởi các electron. Mỗi electron mang một đơn vị điện tích âm, quy ước là -1

- Các electron sắp xếp thành từng lớp. Các electron sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết. Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tử

- Ví dụ: Vỏ nguyên tử carbon có 6 electron sắp xếp vào hai lớp, lớp trong cùng có 2 electron, lớp tiếp theo có 4 electron

Nguyên tử - ảnh 2

Nguyên tử trung hòa về điện: Trong nguyên tử, số proton bằng số electron

IV. Khối lượng nguyên tử

- Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của các hạt proton, neutron trong hạt nhân và các hạt electron ở vỏ nguyên tử

- Do khối lượng nguyên tử vô cùng nhỏ, để thuận tiện người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắt là amu

1 aum = 1,6605.10-24 g

- Do khối lượng của electron (khoảng 0,00055 amu) rất bé so với khối lượng của proton và neutron (gần bằng 1 amu) nên có thể xem khối lượng của hạt nhân là khối lượng của nguyên tử