Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Khái niệm cảm ứng

Cảm ứng là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường.

Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật: đảm bảo cho sinh vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một giới hạn nhất định.

Cảm ứng ở thực vật:

+ Khó nhận thấy

+ Diễn ra chậm

+ Biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan

Các hình thức cảm ứng ở thực vật: hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc...

Cảm ứng ở động vật:

+ Dễ nhận thấy

+ Diễn ra với tốc độ nhanh hơn

II. Cảm ứng ở thực vật

- Ở thực vật, khi nhận kích thích, cảm ứng biểu hiện bằng sự vận động của cơ quan.

- Các hình thức cảm ứng như: hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc...

III. Khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật

Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường.

Ví dụ: mèo đuổi chuột, chim làm tổ....

Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp.

Bảng 1. Các dạng tập tính ở động vật