I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên
Ví dụ: sự tăng chiều cao và cân nặng ở con người,..
Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
Ví dụ: Gà đẻ trứng, trứng nở ra gà con; sự ra hoa, kết trái ở thực vật..
II. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau và chịu ành hưởng của môi trường sống.
- Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển.
- Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
Ví dụ: Chim non lớn lên thành chim trưởng thành, đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì giao phối và đẻ ra trứng chim, trứng chim phát triển và nở ra chim non.
Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau.
Ví dụ: Người sinh trưởng nhanh nhất ở giai đoạn thai nhi 4 tháng tuổi và giai đoạn dậy thì.
III. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Ở thực vật có hoa, quá trình sinh trưởng và phát triển có thể chia thành các giai đoạn cơ bản : Hạt à Hạt nảy mầm à Cây mầm à Cây con à Cây trưởng thành à Cây ra hoa à Cây tạo quả và hình thành hạt.
=> Các giai đoạn nối tiếp nhau, tạo thành vòng đời của cây.
IV. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Ở động vật, sinh trưởng diễn ra ở các mô và cơ quan của cơ thể.
- Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm hai giai đoạn chính: giai đoạn phôi và hậu phôi.
Bảng 1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật
V. Mô phân sinh
- Ở thực vật, sinh trưởng thường diễn ra ở các mô phân sinh.
- Mô phân sinh là các nhóm tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng (tăng chiều cao, đường kính thân, chiều dài rễ...).
Đối với cây hai lá mầm có các loại mô phân sinh như mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
Đối với cây một lá mầm: không có mô phân sinh bên, chỉ có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.