I. Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống
- Phân loại thế giới sống là cách sắp xếp sinh vật vào một hệ thống theo trật tự nhất định dựa vào:
+ Đặc điểm tế bào.
+ Mức độ tổ chức cơ thể.
+ Môi trường sống.
+ Kiểu dinh dưỡng.
- Nhiệm vụ của phân loại là phát hiện, mô tả, đặt tên và sắp xếp sinh vật vào hệ thống phân loại.
- Ý nghĩa của phân loại thế giới sống:
+ Giúp gọi đúng tên sinh vật.
+ Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.
+ Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.
II. Hệ thống phân loại sinh vật
- Các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn: Loài → chi/giống → họ → bộ → lớp → ngành → giới.
- Giới là bậc phân loại cao nhất của thế giới sống, bao gồm các sinh vật có chung những đặc điểm về cấu trúc tế bào, cấu tạo cơ thể, đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản.
- Loài là bậc phân loại cơ bản, bậc phân loại càng nhỏ thì sự khác nhau giữa các sinh vật cùng bậc càng ít.
III. Các giới sinh vật
- Giới là bậc phân loại cao nhất của thế giới sống, bao gồm các sinh vật có chung những đặc điểm về cấu trúc tế bào, cấu tạo cơ thể, đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản.
- Theo Whitaker, 1969, hệ thống sinh vật được chia làm 5 giới.
Đặc điểm |
Cấu tạo |
Kiểu dinh dưỡng | Môi trường sống |
Đại diện |
Giới Khởi sinh | Tế bào nhân sơ | Tự dưỡng, dị dưỡng | Đa dạng | Vi khuẩn E.coli |
Giới Nguyên sinh | - Tế bào nhân thực - Phần lớn cơ thể đơn bào |
Tự dưỡng, dị dưỡng | Trong nước, trên cơ thể sinh vật | Trùng roi, tảo lục |
Giới Nấm |
- Tế bào nhân thực -Cơ thể đơn bào, đa bào |
Dị dưỡng | Đa dạng | Nấm mốc, nấm men |
Giới Thực vật | - Tế bào nhân thực - Cơ thể đa bào |
Tự dưỡng | Đa dạng, không có khả năng di chuyển | Rêu tường, thông, lúa, dương xỉ |
Giới Động vật | - Tế bào nhân thực - Cơ thể đa bào. |
Dị dưỡng | Đa dạng, có khả năng di chuyển | San hô, giun đất, ếch, gà |
IV. Cách gọi tên sinh vật
- Sinh vật được gọi theo các cách khác nhau:
+ Tên phổ thông: Có trong danh mục tra cứu.
+ Tên khoa học: Theo tên chi/giống và tên loài.
+ Tên địa phương: Gọi truyền thống theo vùng miền, quốc gia.