I. Nhà nước quân chủ Lê Sơ
- Mô hình nhà nước quân chủ thời Lê do vua nắm quyền lực tối cao, quyền lực tập trung vào chính quyền trung ương
- Lập thêm nhiều cơ quan giúp việc cho vua và các cơ quan chuyên môn ở trung ương và địa phương.
- Bộ máy nhà nước được củng cố, tổ chức quy củ chặt chẽ, cùng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
- Ở trung ương, nhà Lê thực hiện biện pháp nhằm tập trung quyền lực cao nhất cho nhà vua. Các cơ quan được tổ chức theo hướng chuyên trách.
- Ở địa phương, đầu thời Lê Thánh Tông, cả nước được chia thành 12 thừa tuyên và phủ (ở Thăng long), năm 1471 lập thêm thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Dưới thừa tuyên là phủ, huyện/châu, xã/phường/trang/sách/động.
=> Nhà nước được tổ chức quy củ, hoàn thiện hơn.
II. Nhà nước quân chủ thời Nguyễn
- Quyền lực của nhà vua ở trung ương được tập trung cao hơn bằng cách trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực tiếp cho vua (Nội các, Văn thư phòng,..), cơ quan tư pháp và giám sát (Ngự sử đài, Đô sát viện,...)
- Quyền lực của nhà vua và triều đình ngày càng mạnh, quản lí trực tiếp đến địa phương, nhất là sau cải cách của vua Minh Mạng năm 1831-1832.
III. Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa
- Bối cảnh ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
+ Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Ở Việt Nam, quân đội Nhật cùng chính quyền thân Nhật hoang mang, tê liệt.
+ Từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước của nhân dân Việt Nam đã diễn ra và giành thắng lợi.
+ Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, công bố trước quốc dân và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Đặc điểm của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
+ Là nhà nước theo chính thể cộng hoà.
+ Quốc hội - cơ quan do cử tri bầu ra có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.
- Tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
+ Nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị - xã hội.
+ Thể chế dân chủ đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hệ thống chính trị và thể chế chính trị dân chủ.
- Vai trò của nhà nước trong kháng chiến chống ngoại xâm (giai đoạn 1946 - 1975):
+ 1945 - 1946: nhà nước lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, tích cực chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ 1946 - 1954: tổ chức thắng lợi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
+ 1954 - 1975: tổ chức thắng lợi cuộc kháng chiến toàn quốc chống Mỹ, cứu nước.
- Vai trò của nhà nước trong xây dựng đất nước (giai đoạn 1945 - 1976):
+ 1945 - 1946: giải quyết “giặc đói”, “giặc dốt”, khó khăn về tài chính.
+ 1946 - 1954: tổ chức chính phủ kháng chiến, xây dựng nền kinh tế kháng chiến, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước, xây dựng nền văn hóa - giáo dục mới.
+ 1954 - 1975: hoàn thành cải cách ruộng đất, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam
+ 1975 - 1976: hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
IV. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay
- Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, Việt Nam thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng vẫn tồn tại hai tổ chức nhà nước khác nhau ở hai miền đất nước:
+ Ở miền Bắc là: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Ở miền Nam là: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
=> Vì vậy, thống nhất về mặt nhà nước vừa là nguyện vọng của nhân dân, vừa là cơ sở pháp lí để thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
- Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị giữa hai miền Nam - Bắc được tổ chức tại Sài Gòn.
- Ngày 25/4/1976, nhân dân cả nước tham gia Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.
- Tại kì họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI (từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976) đã quyết định đổi tên nước Việt Nam là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hoàn thành thống nhất đất nước về một nhà nước.
- Là cơ sở để tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
Vai trò của Nhà nước trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế:
- Ban hành nhiều chính sách đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Ví dụ như:
+ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987),
+ Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990),....
- Nhà nước quản lí và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng về đổi mới và hội nhập quốc tế:
+ Nhà nước tăng cường hiệu quả quản lí đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
+ Nhà nước là chủ thể duy nhất hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường, đẩy mạnh cải cách hành chính và hệ thống luật pháp.
- Nhà nước tăng cường hợp tác song phương, đa phương, toàn diện, nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
V. Sự ra đời của các bản hiến pháp từ năm 1946 đến nay
- Bối cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1946:
+ Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày 3/9/1945, phiên họp đầu tiên của Chính phủ đã xác định xây dựng hiến pháp dân chủ là một trong những nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ.
+ Ngày 9/11/1946, tại kì họp thứ hai Quốc hội khoá I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Bối cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1959:
+ Từ năm 1954, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. => Tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới đặt ra yêu cầu phải bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1946.
+ Ngày 31/12/1959, tại kì họp thứ 11, Quốc hội khoá I đã thống nhất thông qua bản Hiến pháp sửa đổi thay thế cho Hiến pháp năm 1946.
- Bối cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1980:
+ Sau Đại thắng Mùa xuân năm 1975, cả nước bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Ngày 18/12/1980, tại kì họp thứ 7 Quốc hội khoá VỊ đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bối cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1992:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986) đề ra đường lối đổi mới. Công cuộc đổi mới đất nước đặt ra yêu cầu cần có một bản hiến pháp mới.
+ Ngày 15/4/1992, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá VIII đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bối cảnh ra đời của Hiến pháp năm 2013:
+ Sau 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, Việt Nam có nhiều biến đổi về kinh tế, xã hội, một số nội dung của Hiến pháp năm 1992 không còn phù hợp.
+ Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua bản hiến pháp mới (Hiến pháp năm 2013).
VI. Một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam
- Những điểm chính của các bản hiến pháp trong lịch sử Việt Nam:
+ Xác định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của đất nước, như chế độ chính trị, bản chất nhà nước, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội…
+ Thể hiện những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
+ Thể hiện tính dân chủ và quyền lực của nhân dân.