Bài 10: Văn minh Tây Âu thời Phục hưng

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Sơ đồ tư duy văn minh Tây Âu

II. Bối cảnh kinh tế

1. Về kinh tế

- Ở Tây Âu thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành. Sự ra đời của thành thị trung đại thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế hàng hóa, mở rộng thị trường.

- Đến thế kỉ XIV-XV, kĩ thuật có nhiều cải tién, công trường thủ công tư bản chủ nghĩa tập trung, nền sản xuất được mở rộng.

2. Về chính trị-xã hội

- Thời kì trung đại, Tây Âu chìm trong đêm trường trung cổ, với sự thống trị của thần quyền và vương quyền.

- Phong trào Văn hóa phục hưng bùng nổ là kết quả của sự vận động thay đổi về nhiều mặt trong xã hội Tây Âu.

- Phong trào Văn háo Phục hưng khởi đầu ở I-ta-li-a vào thế kỉ XIV, sau đó lan rộng ra các nước khác ở Tây Âu.

III. Thành tựu tiêu biểu

1. Văn học

- Văn học truyền bá tư tưởng nhân đạo, ca ngợi tình yêu, sự tự do, vạch trần và đấu tranh chống chế độ phong kiến lạc hậu với nhiều tác phẩm nổi tiếng.

- Thơ có các tác phẩm Thần khúc, Cuộc đời mới của Đan-tê, tiểu thuyết có tập truyện 10 ngày  và nhiều tác phẩm hài kịch, bi kịch nổi tiếng.

2. Nghệ thuật

- Hội họa và điêu khắc thường mượn chủ đề tôn giáo nhưng mang tính hiện thực, thể hiện các đường nét trên cơ thở nhân vật hoàn chỉnh, tỉ lệ cân đối.

- Kiến trúc được phục hồi theo trường phát kiến trúc cổ điển với các giáo đường, dinh thự, lâu đài lộng lẫy được xây dựng.

3. Khoa học, kĩ thuật

- Toán học, vật lí, y học: Nhiều thành tựu toán học, vật lí, y học xuất sắc ra đời như: thuyết hình học giải tích, giải phẫu của nhà y học Vê-da-lơ,…

- Thiên văn học: Thiên văn học có nhiều thành tựu quan trọng, đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại. 

- Kĩ thuật: có những tiến bộ trong các lĩnh vực dệt, khai khoáng, luyện kim, chế tạo vũ khí, hàng hải,… Đặc biệt, sự cải tiến guồng nước đã tác động tới sự phát triển của nhiều ngành sản xuất.

4. Triết học, tư tưởng

- Triết học: Các triết gia theo trường phái duy vật công kích triết học kinh viện, 

- Tư tưởng: Nổi bật là chủ nghĩa nhân văn. Tính chất cách mạng của hệ tư tưởng mới thể hiện ở việc lên án, đả kích giai cấp phong kiến, chống các quan điểm phản khoa học; đề cao sự tự do cá nhân và giá trị chân chính của con người.