I. Khái quát một số cách trình bày lịch sự truyền thống
- Lịch sử thường được con người miêu tả, tái hiện thông qua những cách khác nhau, trong đó phổ biến và lâu đời nhất là chuyện lịch sử và các tác phẩm lịch sử thành văn.
- Chuyện kể lịch sử thường được truyền miệng trong dân gian từ đời này sang đời khác, miêu tả và lí giải các sự kiện, hiện tượng lịch sử kèm theo các yếu tố khoa trương, phóng đại hoặc hư cấu, thần bí.
- Ở Việt Nam, những sự tích về Lí Ông Trọng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bố Cái Đại Vương,… là những chuyện kể lịch sử trong dân gian còn lưu truyền đến ngày nay.
- Tác phẩm lịch sử thành văn ra đời khá sớm ở phương Đông và phương Tây.
+ Ở phương Đông, biên niên sử là cách thức phổ biến, theo đó lịch sự được ghi chép qua các sự kiện, biến cố đã xảy ra.
+ Ở phương Tây, những tác phẩm ghi chép về lịch sử ra đời sớm nhất là Lịch sử (Hê-rô-đốt), Lịch sử chiến tranh,…
II. Thông sửa. Khái niệm
a. Khái niệm
Thông sử là cách trình bày lịch sử một cách có hệ thống về mọi mặt sinh hoạt xã hội của thế giới, quốc gia, dân tộc.
- Những cuốn thông sử như Thế giới cho đến ngày hôm qua, Bộ thông sử Thế giới vạn năm,… trình bày về cách con người thích ứng để tồn tại và phát triển.
- Việt Nam có nhiều cuốn thông sử còn được lưu giữ đến ngày nay như Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên), Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Quốc sử quán triều Nguyễn,…)
b. Nội dung chính của thông sử
- Ghi chép tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong lịch sử (tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, quân sự, ngoại giao,…), các nhân vật lịch sử.
- Do ưu điẻm trình bày nhiều tri thức tổng quan, toàn diện, đầy đủ về quá trình lịch sử nên thông sử được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam Và các nước trên thế giới.
III. Lịch sử theo lĩnh vực
a. Khái quát về các lĩnh vực của lịch sử
- Lịch sử được trình bày theo nhiều lĩnh vực, trog đó có 1 số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội loài người như chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng,…
- Mỗi lĩnh vực hay thể loại có thể phân ra nhiều loại lịch sử như luật pháp, lịch sử nghệ thuật, lịch sử quân sự, tôn giáo,… hoặc thành các chủ đề cụ thể.
b. Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực
- Việc phân chia lịch sử thành các lĩnh vực cho thấy mọi lĩnh vực đều có lịch sử hình thành và phát triển, mỗi lĩnh vực là một dòng chảy tri thức muôn màu, muôn vẻ hợp thành lịch sử.
IV. Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới
a. Lịch sử dân tộc
- Lịch sử dân tộc là quá trình hình thành, phát triển của quốc gia dân tộc trong lãnh thổ hiện tại.
- Lịch sử dân tộc của quốc gia là da dân tộc là lịch sử cộng đồng của các dân tộc trong quốc gia đó, vì vậy, không được đồng nhất lịch sử dân tộc với lịch sử tộc người.
b. Lịch sử thế giới
- Lịch sử thế giới là lịch sử toàn bộ các châu lục, khu vực, các lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu.
- Tùy theo quy mô và phạm vi nghiên cứu, các sử gia có thể viết lịch sử thế giới qua các thời kì.
V. Lịch sử văn hóa Việt Nam
a. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tương nghiên cứu của lịch sử văn hóa là toàn bộ đời sống văn hóa của dân tộc.
- Phạm vi nghiên cứu của lịch sử văn hóa là quá trình hình thành, phát triển đời sống vật chất, đời sống tinh thần, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc.
b. Khái quát tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam
VI. Lịch sử tư tưởng Việt Nam
a. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: toàn bộ đời sống tinh thần, dân tộc Việt Nam (tôn giáo, tín ngưỡng, triết học, xu hướng, trường phái chính trị,…)
- Phạm vi nghiên cứu: là quá trình phát sinh, phát triển, thay đổi, du nhập các bộ phận chủ yếu: Tư tưởng triết học, tư tưởng chính trị, tư tưởng tôn giáo.
b. Khái quát tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam
VII. Lịch sử xã hội Việt Nam
a. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là toàn bộ cấu trúc và đời sống xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu: là quá trình hình thành, phát triển, thay đổi xã hội và những vấn đề về đời sống xã hội từ truyền thống đến hiện đại.
b. Khái lược về xã hội Việt nam truyền thống và hiện đại
VIII. Lịch sử kinh tế Việt Nam
a. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: là các phương thức sản xuất (gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất), trong đó có lực lượng sản xuất biển hiện trình độ chế ngự và thích ứng thiên nhiên của con người, yếu tố thường xuyên, quyết định nhất của sự phát triển phương thức sản xuất.
Phạm vi nghiên cứu: là quá trình hình thành, phát triển, chuyển biến kinh tế qua các thời kì lịch sử.
b. Khái quát tiến trình lịch sử kinh tế Việt Nam