I. Sơ đồ tư duy văn minh Hy Lạp-La Mã
II. Điều kiện tự nhiên
- Hy Lạp và La Mã cổ đại là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, lãnh thổ ba mặt giáp biển, có nhiều hải cảng thuận tiẹn cho tàu bè đi lại, kết nối giao thương.
- Địa hình Hy Lạp bị chia cắt bởi những đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai không phì nhiêu nhưng lại có loại đất sét đẻ làm gốm.
- La Mã có nhiều đồng bằng rộng lớn hơn, khí hậu ấm áp hơn, thuận lợi phát triẻn cho trồng trọt và chăn nuôi.
III. Dân cư
- Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm bốn tộc người chính là Ê-ô-li-an, I-ô-ni-an, A-kê-an và Đô-ri-an, phân bố ở các vùng khác nhau.
- Đến khoảng thế kỉ VIII-VII TCN, cư dân Hy Lạp mớ gọi mình là Hê-len và đất nước của mình là Hy Lạp.
- Bán đảo I-ta-li-a thời cổ đại có nhiều tộc người. Những cư dân có mặt sớm nhất là người Li-gua, sau đó là người I-ta-li-ốt và một nhánh ở đồng bằng La-ti-um.
IV. Tình hình kinh tế
- Do điều kiện kinh tế tự nhiên, Hy Lạp và La Mã sớm phát triển nghề đi biển và các ngành khai khoáng, luyện kim.
- Tiểu tệ được lưu thông rộng rãi để giao thương trong khu vực và với các nước phương Đông, họ buôn bán các loại rượu nho, dầu ô liu. Nô lệ là hàng hóa đặc biệt.
V. Tình hình chính trị-kinh tế
- Từ thế kỉ VIII TCN, ở Hy Lạp đã hình thành quốc gia thành bang còn gọi là thị quốc phát triển chế độ dân chủ chủ nô.
- Đến thế kỉ IV TCN, Ma-xê-đô-ni-a xâm chiếm và thống trị Hy Lạp; văn minh Hy Lạp được truyền bá rộng rãi qua các cuộc chiến tranh sang phương Đông.
- Đến năm 146 TCN, Hy Lạp bị sáp nhập vào đế quốc La Mã.
VI. Sự kế thừa văn minh phương Đông
- Địa hình Hy Lạp và La Mã mang tính mở nên có điều kiện giao lưu, tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn minh phương Đông cổ đại cũng như lan tỏa đến nhiều vùng quanh Địa Trung Hải.
- Văn minh Hy Lạp- La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh phương Đông.
VII. Chữ viết
- Người Hy Lạp cổ đại dựa trên bảng chữ cái của người Phê-ni-xi để tạo nên hệ thống 24 chữ cái vào khoảng cuối thế kỉ IV TCN.
- Về sau, người La Mã tiếp thu chữ cái Hy Lạp tạo thành chữ La-tinh, ban đầu gồm 20 chữ cái, sau hoàn thiện thành hệ thống 26 mẫu chữ cái La-tinh.
VIII. Văn học
- Thần thoại: Là một kho tàng phong phú các câu chuyện về các vị thần, giải thích sự hình thành của vũ trụ, cuộc đấu tranh trong thế giới muôn loài. Các thần đều có gia phả và hình hài như con người.
- Thơ ca và văn xuôi: lấy kho tàng thần thoại chất liệu, hai tập sử thi ra đời sớm nhất là I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me.
- Kịch: Kịch phát triển mạnh trên cả hai thể loại bi kịch và hài kịch, thường biểu diễn tại các nhà hát ngoài trời.
IX. Nghệ thuật
- Kiến trúc: Người Hy Lạp và La Mã đã sáng tạo ra nhiều công trình kiến trúc như nhà hát, sân vận động, đấu trường,…
- Điêu khắc: Thể hiện khát vọng vươn tới sự hoàn hảo trong vẻ đẹp của con người, đạt được tính chuẩn xác trong tạo hình.
X. Khoa học, kĩ thuật
- Khoa học tự nhiên: Tiếp thu nhiều tri thức của Lưỡng Hà, Ai Cập để khái quát thành nhiều định lí, định luật, định đề, nhiều nhà khoa học nổi tiếng như: Ta-lét, Pytago,…
- Thiên văn học: Từ thế kỉ III TCN, A-ri-xtac đã nêu lên thuyết Nhật tâm; còn Ê-ra-tô-xen đã tính được chu vi Trái Đất với sai số rất nhỏ.
- Sử học: Các sử gia Hy Lạp nổi tiếng có Hê-rô-đốt với tác phẩm Lịch sử chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư, Tuy-xi-đít,…
- Kĩ thuật: Có nhiều ứng dụng kĩ thuật vào thực tiễn cuộc sống như sử dụng đòn bẩy, máy bắn đá, chế tạo bê tông,…
XI. Triết học
- Hy Lạp là quê hương của triết học phương Tây với nhiều quan điểm xoay quanh hai trường phái duy vật và duy tâm.
- Triết gia duy vật là những nhà khoa học, tiêu biểu như Ta-lét, Hê-ra-lít,…Các triết gia Lê-cíp-pớt, Đê-mô-crit.
XII. Tín ngưỡng, tôn giáo
- Hy Lạp và La Mã cổ đại đều theo tín ngưỡng đa thần, thờ cúng các vị thần. Thế kỉ I, Cơ đốc giáo ra đời ở Pa-le-xtin, một thuộc địa của La Mã.
- Đến thế kỉ IV, các hoàng đế La Mã công nhận Cơ đốc giáo là quốc giáo của đế quốc La Mã, đưa đời sống tín ngưỡng của người La Mã bước sang thời kì mới.
XIII. Thể thao
- Từ thế kỉ VIII TCN, người Hy Lạp đã tổ chức các cuộc thi đấu thể thao bốn năm một lần tại Ô-lim-pi-a.
- Các môn thi đấu gồm đấu vật, đua ngựa, thi chạy, người chiến thắng được vinh danh và nhận vòng nguyệt quế.