Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ trung đại

Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đổi lựa chọn

I. Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á

Có 3 giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á:

- Giai đoạn 1: giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển từ những thế kỉ trước và đầu công nguyên. Giai đoạn này gắn với sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên.

- Giai đoạn 2: giai đoạn phát triển rực rỡ từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV. Giai đoạn này gắn với sự hình thành và phát triển thịnh đạt của các vương triều phong kiến.

- Giai đoạn 3: giai đoạn văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Giai đoạn này gắn với quá trình suy yếu của các vương triều phong kiến và sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

II. Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á từ thời kì cổ - trung đại

a. Tín ngưỡng, tôn giáo

Một số nét tiêu biểu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á trong thời kì cổ-trung đại là:

- Về tín ngưỡng:

+ Ở Đông Nam Á đã tồn tại các hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn từ bên ngoài,.

+ Gồm ba nhóm tín ngưỡng chính là tín ngưỡng sùng bài tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

- Về tôn giáo:

+ Các nước Đông Nam Á có nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo được du nhập vào và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của cư dân từng quốc gia trong khu vực này.

+ Các tôn giáo chung sống một cách hòa hợp.

b. Văn tự và văn học

- Truyện Kiều (Việt Nam), Riêm Kê (Cam-pu-chia), Ra-ma-kiên (Thái Lan),… là những tác phẩm xuất sắc còn được lưu giữ đến ngày nay. Từ đó tạo dựng một nền văn học viết đa dạng và thể hiện sự sáng tạo, tinh thần dân tộc mạnh mẽ. 

- Lục Vân Tiên, Thương vợ, Thu điếu, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước,… là một số tác phẩm chữ Nôm nổi tiếng thời kì trung đại

c. Điêu khắc và kiến trúc

- Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh ĐNA:

+ Kiến trúc: Cư dân ĐNA đã tạo dựng hàng loạt các cồng trình (đền, chùa, tháp) mang phong cách Phật giáo và Hin-đu giáo ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhưng có vẫn có nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc.

+ Điêu khắc:

Trước khi tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn từ bên ngoài, cư dân ĐNA đã sáng tạo ra nghệ thuật tạo hình độc đáo và đa dạng thể hiện qua nghệ thuật chạm khắc hoa văn trang trí trên các hiện vật bằng gốm, đồng. 

Điêu khắc chủ yếu là phù điêu và tượng. 

Trên nền tảng văn hóa bản địa, cư dân ĐNA tiếp thu có chọn lọc những thành tựu từ bên ngoài để sáng tạo một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc mang đậm bản sắc riêng của mình. 

III. Sơ đồ tư duy hành trình phát triển của Đông Nam Á