1/ Nhận biết
Quan sát tranh, đọc nội dung câu và trả lời câu hỏi:
- Câu hỏi: Tranh vẽ cảnh ở đâu?
Trả lời: Tranh vẽ cảnh trên phố.
- Câu hỏi: Em thấy những gì trong tranh?
Trả lời: Mẹ đạp xe đưa Hà đến lớp. Khắp phố tấp nập.
- Câu hỏi: Tìm tiếng có chứa vần ap, ăp, âp trong câu đã cho?
Trả lời: đạp, khắp, tấp, nập
2/ Hướng dẫn đọc
a) Hướng dẫn đọc vần ap, ăp, âp
Ba vần này đều có âm p ở phía sau, phân biệt bởi âm a, ă, â ở phía trước.
b) Hướng dẫn đọc tiếng đạp
- Phân tích:
+ Tiếng đạp gồm có âm đ, vần ap và thanh nặng
+ Âm đ đứng trước, vần ap đứng sau, thanh nặng đặt trên đầu chữ a
- Đánh vần: đờ - ap – đap – nặng – đạp, đạp
c) Luyện đọc tiếng chứa vần ap, ăp, âp
- rạp - bắp - đập |
- sạp - cặp - mập |
- tháp - gặp - nấp |
d) Hướng dẫn đọc từ ngữ
- xe đạp
- cặp da
- cá mập
3/ Hướng dẫn viết
a) Hướng dẫn viết chữ ap
Chữ a viết trước, chữ p viết liền ngay sau.
b) Hướng dẫn viết chữ ăp
Chữ ă viết trước, chữ p viết liền ngay sau.
c) Hướng dẫn viết chữ âp
Chữ â viết trước, chữ p viết liền ngay sau.
d Hướng dẫn viết chữ cặp da
- Chữ cặp viết trước, chữ da viết sau.
- Khoảng cách giữa chữ cặp và chữ da là một con chữ.
e) Hướng dẫn viết chữ cá mập
- Chữ cá viết trước, chữ mập viết sau.
- Khoảng cách giữa chữ cá và chữ mập là một con chữ.
4/ Luyện đọc
Quan sát tranh, đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
- Câu hỏi: Khi ngủ, “tôi” thế nào?
Trả lời: Khi ngủ, tôi nằm im lìm, mặt đen sẫm.
- Câu hỏi: Thức dậy, “tôi” có thể làm gì?
Trả lời: Thức dậy, tôi có thể đưa bạn chu du khắp nơi, khám phá thế giới hấp dẫn, đầy ắp sắc màu.
- Câu hỏi: Bạn có thể làm gì nếu có “tôi”?
Trả lời: Nếu có tôi, bạn có thể xem phim, nghe nhạc để có phút giây thư giãn, ấp áp.
- Câu hỏi: “Tôi” là ai?
Trả lời: “Tôi” là cái ti vi.
- Câu hỏi: Tìm trong đoạn văn tiếng có chứa vần ap, ăp, âp?
Trả lời: ắp, áp, khắp, hấp
5/ Hoạt động mở rộng
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Câu hỏi: Tranh vẽ những đồ vật gì?
Trả lời: Tranh vẽ cặp sách, ô, mũ, mũ bảo hiểm
- Câu hỏi: Khi nào thì em cần sử dụng những đồ vật ấy?
Trả lời:
+ Cặp sách sử dụng khi đi học.
+ Ô dùng khi đi ra ngoài lúc trời nắng, trời mưa.
+ Mũ để đội khi trời nắng, trời mưa.
+ Mũ bảo hiểm cần đội khi sử dụng xe máy tham gia giao thông.
Ghi nhớ: Mỗi đồ vật quanh ta đều có những công dụng riêng, chúng ta cần giữ gìn chúng cẩn thận, sạch đẹp và sử dụng mỗi khi cần thiết.