Tiến hành 6 thí nghiệm sau đây
TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3.
TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.
TN3: Để chiếc đinh làm bằng thép ngoài không khí ẩm.
TN4: Cho chiếc đinh làm bằng sắt vào dung dịch H2SO4.
TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
Trả lời bởi giáo viên
(1) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học
(2) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
→ xảy ra ăn mòn điện hóa
(3) Đinh thép là hợp kim Fe-C, để ngoài không khí ẩm xảy ra sự ăn mòn điện hóa
(4) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học
(5) Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học
(6) 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
→ Cu sinh ra bám vào thanh nhôm và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
→ xảy ra ăn mòn điện hóa
Vậy có 3 trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa