Thực hiện các thí nghiệm sau:
Cho miếng Na vào nước thu được khí X
Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn thu được khí Y
Nhiệt phân KNO3 thu được khí Z
Trộn X, Y, Z (X, Y, Z là các khí khác nhau) với tỉ lệ mol 3 : 1 : 1 vào bình kín, sau đó nâng nhiệt độ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, ngưng tụ hỗn hợp khí sau phản ứng thu được dung dịch T chỉ chứa một chất tan duy nhất. Nhận định nào sau đây là sai?
Trả lời bởi giáo viên
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (X)
2NaCl + 2H2O \(\xrightarrow[{co\,mang\,ngan}]{{dpdd}}\) 2NaOH + Cl2 (Y) + H2
2KNO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2KNO2 + O2 (Z)
Giả sử số mol của H2, Cl2, O2 lần lượt là 3 mol, 1 mol, 1 mol
- Khi tăng nhiệt độ bình kín chứa các khí:
H2 + Cl2 → 2HCl
1 1 2
2H2 + O2 → 2H2O
2 1 2
Như vậy các khí phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành hỗn hợp: HCl, H2O → Ngưng tụ sẽ tạo thành dung dịch HCl
Xét các phương án:
- A đúng, vì hỗn hợp có thể tan hết theo PTHH:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
- B đúng, trong dịch vị dạ dày người có chứa HCl
- C sai, C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl => C6H5NH3Cl tan được trong nước tạo dung dịch đồng nhất
- D đúng, vì thứ tự phản ứng xảy ra là:
H+ + CO32- → HCO3-
H+ + HCO3- → H2O + CO2