Câu hỏi:
2 năm trước

Ở một loài thực vật, khi đem lai giữa hai cây thuần chủng thân cao, hạt đỏ đậm với thân thấp, hạt trắng  người ta thu được F1 toàn thân cao, hạt đỏ nhạt. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, thu được F2 phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, hạt đỏ đậm : 4 thân cao, hạt đỏ vừa : 5 thân cao, hạt đỏ nhạt : 2 thân cao, hạt hồng : 1 thân thấp, hạt đỏ nhạt : 2 thân thấp, hạt hồng : 1 thân thấp, hạt trắng. Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình phát sinh noãn, hạt phấn là như nhau và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây không chính xác? 

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: d

Thân cao : Thân thấp = 3 cao : 1 thấp → A cao >> a thấp → F1 có kiểu gen Aa  

Đỏ đậm : Đỏ vừa : Đỏ nhạt : Hồng : trắng = 1 : 4 : 6:  4: 1 → màu sắc hạt di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp → A đúng

BBDD : đỏ đậm

BBDd, BbDD : đỏ vừa

BBdd ; BbDd; bbDD : đỏ nhạt

Bbdd : bbDd : hồng

bbdd : trắng

→ F1 có kiểu gen : Bb Dd

Ta có:

(3 cao : 1 thấp)(1 Đỏ đậm : 4 đỏ vừa : 6 đỏ nhạt : 4 hồng : 1 trắng) ≠ tỉ lệ phân li kiểu hình của đề bài  

→ Gen quy định chiều cao thân liên kết với một gen quy định màu sắc hạt.

→ Giả sử A liên kết với B

→ Thân thấp hạt trắng có kiểu gen (aa, bb, dd) =  1/16

→ $\frac{{ab}}{{ab}} = \frac{1}{4}$ → ab = $\frac{1}{2}$

→ Xảy ra liên kết hoàn toàn

Cây thân cao hạt đỏ vừa có thể có các kiểu gen AA BBDd ; Aa BBDd → chỉ có hai kiểu gen.  

Hướng dẫn giải:

  • Xét riêng tỉ lệ từng cặp tính trạng → Xác định Quy luật di truyền, loại tương tác
  • Xác định số KG của KH thân cao, hạt đỏ F2
  • Xác định KH thân thấp, hạt hồng F2
  • Tỉ lệ F3 khi ngẫu phối thân thấp, hạt hồng F2.

Câu hỏi khác

Câu 1:

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen A, a và B, b trên cùng 1 cặp NST. Theo lí thuyết, cách viết kiểu gen nào sau đây đúng?

96 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước