Câu hỏi:
2 năm trước

Hỗn hợp X gồm chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lit khí (dktc) hỗn hợp Z gồm 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là :

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: d

- Xét khí Z : nZ = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol. MZ = 18,3 . 2 = 36,6g

=> 2 amin phải là CH3NH2 và C2H5NH2 với số mol lần lượt là x và y

=> x + y = 0,2 và mZ = 31x + 45y = 36,6.0,2

=> x = 0,12 ; y = 0,08 mol

- Biện luận công thức cấu tạo của A và B :

+) A là C5H16O3N2 có dạng CnH2n+6 O3N2 => A là muối cacbonat của amin: (C2H5NH3)2CO3

(A không thể là muối nitrat của amin vì không thể tạo ra CH3NH2 hay C2H5NH2)

+) B là C4H12O4N2 có dạng muối cacboxylat của amin : (COONH3CH3)2

- Các phương trình phản ứng :

(C2H5NH3)2CO3 + 2NaOH → 2C2H5NH2 + Na2CO3 + 2H2O

                                                                        (M = 106)

(COONH3CH3)2  + 2NaOH → (COONa)2 + 2CH3NH2 + 2H2O

                                                 (M = 134) => E

=> mE = 134.nE = 134.0,5nCH3NH2 = 134.0,5.0,12 = 8,04g

Hướng dẫn giải:

Biện luận công thức cấu tạo của hợp chất có nguyên tố Nito

Dạng 1: Muối cacboxylat của amin :

Công thức phân tử chung của muối có dạng: CnH2n+3NO2 (n≥1) . Là muối của amino đơn chức mạch hở  hoặc amoniac và  axit cacboxylic no đơn chức mạch hở  nên muối có tính lưỡng tính

CnH2n+3NO2 + H+     → CxH2x+1COOH + CyH2y+3NH+                   (x+y+1=n)

CnH2n+3NO2 + OH-     →  CxH2x+1COO-   + CyH2y+3N  + H2O            (x+y+1=n)

Đặc điểm: khi phản ứng với NaOH thu được muối duy nhất và khí bay ra làm xanh quì tím ẩm

Dạng 2: Muối nitrat của amin

Công thức phân tử chung của muối có dạng: CnH2n+4O3N2 (n≥1) . Là muối của bazơ yếu ( CnH2n + 3N)  và axit  mạnh (HNO3) nên muối  có tính axit yếu. Muối tác dụng với dung dịch kiềm tạo muối nitrat + amin + nước

CnH2n+3NH+NO3-  +  NaOH    → CnH2n+3N  + H2O + NaNO3

Đặc điểm: phản ứng với NaOH thu được muối vô cơ và khí làm xanh quì tím ẩm

Dạng 3: Muối cacbonat của amin:

a- Công thức phân tử chung của muối có dạng: CnH2n+6 O3N2 (n≥2) .Là muối của amin no đơn chức mạch hở và axit cacbonic (muối cacbonat) nên muối có tính lưỡng tính.

Khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh (VD: NaOH) tạo ra sản phẩm là:Na2CO3 + amin + nước

Khi tác dụng với dung dịch axit mạnh (VD: HCl) tạo ra sản phẩm là: NaCl + khí cacbonic + nước.

Cũng cần lưu ý: Công thức phân tử chung của muối có dạng : CnH2n+6O3N2 (n≥2)  rất dễ nhầm lẫn với muối nitrat của amin có dạng CnH2n+4O3N2 .

b- Công thức phân tử chung của muỗi có dạng CnH2n+3 O3N (n≥2). Là  muối của

amin no đơn chức mạch hở và axit cacbonic( muối hiđrocacbonat)  nên muối có tính lưỡng tính.

Khi tác dụng với dung dịch bazơ mạnh (VD: NaOH) tạo ra sản phẩm là :Na2CO3 + amin + nước

Khi tác dụng với dung dịch axit mạnh (VD: HCl) tạo ra sản phẩm  là :  NaCl + khí cacbonic + nước

Câu hỏi khác