Câu hỏi:
2 năm trước

Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. CTPT của X là:

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: b

Bước 1: Tính số mol CO2

Do đun nóng nước lọc lại thu được thêm kết tủa nên nước lọc có chứa Ba(HCO3)2.

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O                      (1)

2CO2  +   Ba(OH)2  →  Ba(HCO3)2                    (2)

Ba(HCO3)2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) BaCO3 + CO2 + H2O                 (3)

- Ta có: \({n_{{O_2}}} = \dfrac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3(mol)\); \({n_{BaC{{\rm{O}}_3}(1)}} = \dfrac{{19,7}}{{197}} = 0,1(mol)\); \({n_{BaC{{\rm{O}}_3}(3)}} = \dfrac{{9,85}}{{197}} = 0,05(mol)\)

- Ta có nCO2 = nBaCO3(1) + 2nBa(HCO3)2 (2) = nBaCO3(1) + 2nBaCO3(3) = 0,2(mol)

Bước 2: Tính số mol H2O

\({m_{dd\,giam}} = {m_{BaC{{\rm{O}}_3}(1)}} - ({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}})\)

\( \Leftrightarrow 5,5 = 19,7 - (44.0,2 + {m_{{H_2}O}}) \Rightarrow {m_{{H_2}O}} = 5,4(g)\)

\( \Rightarrow {n_{{H_2}O}} = \dfrac{{5,4}}{{18}} = 0,3(mol)\)

Bước 3: Xác định CTĐGN của X

- Bảo toàn nguyên tố C, H ta có:

\({n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,2(mol)\)

\({n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 2.0,3 = 0,6(mol)\)

- Bảo toàn nguyên tố O ta có: \({n_{O(X)}} + 2{n_{{O_2}}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}\)

⟹ nO(X) + 2.0,3 = 2.0,2 + 0,3 ⟹ nO(X) = 0,1 mol.

- Gọi CTPT của X là CxHyOz

⟹ x : y : z = nC : nH : nO = 0,2 : 0,6 : 0,1 = 2 : 6 : 1

⟹ CTĐGN là C2H6O

Bước 4: Biện luận tìm CTPT của X

CTPT của X có dạng (C2H6O)n hay C2nH6nOn

Trong hợp chất hữu cơ chứa C, H, O ta luôn có: 0 < H ≤ 2C + 2 ⟹ 0 < 6n ≤ 2.2n + 2 ⟹ 0 < n ≤ 1 ⟹ n = 1

Vậy công thức phân tử của X là C2H6O.

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Tính số mol CO2

- Do đun nóng nước lọc lại thu được thêm kết tủa nên nước lọc có chứa Ba(HCO3)2.

- Viết các PTHH xảy ra, tính số mol CO2

Bước 2: Tính số mol H2O

\[{m_{{\text{dd}}\,giảm\,}} = \,{m_{kết\,tủa}}\, - \,({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}})\]

Bước 3: Xác định CTĐGN của X

- BTNT tính số mol của C và H từ nCO2 và n­­H2O

- BTNT O tính được số mol O trong X (dùng bảo toàn O)

- Lập tỉ lệ nC : nH : nO ⟹ CTĐGN của X.

Bước 4: Biện luận tìm CTPT của X

- Trong hợp chất hữu cơ chứa C, H, O ta luôn có: 0 < H ≤ 2C + 2

⟹ Giá trị của n.

- Kết luận CTPT của X.

Câu hỏi khác