Cracking V lít butan thu được hỗn hợp X gồm 5 hiđrocacbon. Trộn hỗn hợp X với H2 với tỉ lệ thể tích 3: 1 thu được hỗn hợp khí Y, dẫn Y qua xúc tác Ni, đun nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Z gồm 4 hiđrocacbon có thể tích giảm 25% so với Y. Z không có khả năng làm nhạt màu dung dịch brom. Hiệu suất phản ứng cracking butan là:
Trả lời bởi giáo viên
Cracking V lít C4H10 thu được hỗn hợp X gồm 5 hiđrocacbon
3X + H2 → Hỗn hợp Y
Dẫn Y qua xúc tác Ni, đun nóng thu được hỗn hợp Z gồm 4 hiđrocacbon có V giảm 20% so với Y.
Z không có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 nên Z là hỗn hợp ankan và có thể có H2 dư
Giả sử có 3 mol X và 1 mol H2
Vì hỗn hợp Z gồm 4 hiđrocacbon và có thể tích giảm 25% so với ban đầu nên nH2 phản ứng = 4.25% = 1 mol
→ nanken = 1 mol → Trong hỗn hợp Y có nankan = nC4H10 dư + nCH4 + nCH3-CH3 = nC4H10 ban đầu = 2 mol
Vậy H = ½ = 50%
Hướng dẫn giải:
Giả sử có 3 mol X và 1 mol H2
=> số mol H2 phản ứng khi đun nóng hỗn hợp Y và số mol anken.
→ nankan = nC4H10 dư + nCH4 + nCH3-CH3 = nC4H10 ban đầu
Từ đó tính được hiệu suất của phản ứng.