Tài liệu tóm tắt Tú Uyên gặp Giáng Kiều Ngữ văn lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ ý gồm có 5 bài tóm tắt tác phẩm Tú Uyên gặp Giáng Kiều hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 11.
Tóm tắt Tú Uyên gặp Giáng Kiều ngắn nhất
Tóm tắt Tú Uyên gặp Giáng Kiều - mẫu 1
Trong tác phẩm "Tú Uyên gặp Giáng Kiều" của Vũ Quốc Trân, câu chuyện tình yêu đôi lứa giữa Tú Uyên và Giáng Kiều được đưa lên tầm cao mới. Tú Uyên, một thư sinh nghèo, đã bị cuốn vào những cảm xúc mãnh liệt khi gặp được nàng tiên nữ Giáng Kiều. Bức tranh của cô đã đánh thức trong anh một tình yêu mãnh liệt, khiến anh sống trong cơn mơ ước mộng về người đẹp đó. Định mệnh đã mang họ đến với nhau khi người trong tranh của anh bước ra và trở thành một người thật sự. Từ đó, họ đồng lòng, chung sức vun đắp hạnh phúc. Tác giả cũng thể hiện ý nghĩa phê phán về xã hội thời đó, mong muốn tìm ra một con đường để giải thoát con người khỏi cuộc sống khó khăn, loạn lạc. "Tú Uyên gặp Giáng Kiều" là một câu chuyện tình yêu lãng mạn, mang lại niềm tin và hy vọng cho cuộc sống.
Tóm tắt Tú Uyên gặp Giáng Kiều - mẫu 2
Tú Uyên và Giáng Kiều đã có một cuộc tình đẹp, tuy nhiên không phải ai cũng tán thành với họ. Chính vì thế, họ đã phải đối mặt với nhiều trắc trở và gian khổ. Gia đình của Tú Uyên từ chối đồng ý cuộc hôn nhân này vì Giáng Kiều được cho là tiên nữ, không phải con người. Những người xung quanh cũng nhìn nhận chàng như một kẻ dại dột khi tin vào chuyện tình cảm giữa một con người và một tiên nữ. Tuy nhiên, Tú Uyên và Giáng Kiều không để ý đến những lời đàm tiếu này và quyết tâm bên nhau. Chàng truyền tải thông điệp rằng tình yêu không phân biệt đối tượng, giữa con người và tiên nữ, giữa giàu và nghèo, vì nó được sinh ra từ trái tim của con người. Cuối cùng, họ đã vượt qua mọi khó khăn, được cả gia đình chấp nhận và kết hôn. Câu chuyện tình yêu này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và là một trong những câu chuyện tình đẹp nhất trong văn học Việt Nam.
Tóm tắt Tú Uyên gặp Giáng Kiều - mẫu 3
Đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” in trong tập “Bích Câu kì ngộ” kể về hoàn cảnh gặp nhau giữ chàng thư sinh nghèo Trần Tú Uyên đem lòng tương tư nàng tiên nữ Giáng Kiều, để rồi hai người cùng dệt nên sợi tơ duyên hạnh phúc. Tú Uyên gặp nàng trong một lần đi xem hội xuân, chàng thấy một người con gái xinh đẹp tuyệt trần bèn bám theo nhưng lại để mất dấu, từ đó chàng ôm mộng ngày đêm nhung nhớ. Tình cờ chàng mua được bức tranh người thiếu nữ giống hệt cô gái mà chàng yêu thương, chàng mua về treo trong nhà, ngày đêm ngắm tranh tưởng tượng người thiếu nữ trong tranh thành người thật. Chàng “sớm khuya” ôm mộng đến sinh bệnh, “chồn” cả người. Một hôm, khi chàng đi công việc trở về nhà thì thấy cơm canh đã bày sẵn đầy đủ như “bát trân”, chàng lấy làm lạ quyết định rình xem thì thấy một người con gái trong tranh bước ra. Không để lỡ cơ hội, chàng tiến vào rưng rưng “bên mừng bên lệ” bày tỏ nỗi lòng của mình. Đằng gái thẹn thùng xưng tên là tiên nữ “Giáng Kiều” vốn có duyên trời định “ba sinh” với chàng, mong được kết duyên đôi lứa. Từ đó, họ đồng vợ đồng chồng chung sống hạnh phúc. Trăm hoa, muôn thú cũng mừng cho họ. Đoạn trích trên mang âm hưởng dân tộc sắc nét cùng ca từ trữ tình, uyển chuyển cho ta thấy được tâm nguyện mà nhà thơ gửi gắm về cuộc sống tự do, không khó khăn, loạn lạc.
Tóm tắt Tú Uyên gặp Giáng Kiều - mẫu 4
“Bích câu kì ngộ” của Vũ Quốc Trân là câu chuyện truyền kì xảy ra dưới triều Hồng Đức. Trong đó đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” kể về câu chuyện tình yêu đôi lứa tha thiết mặn nồng của chàng thư sinh Tú Uyên và nàng tiên nữ Giáng Kiều. Cơ duyên gì để hai người họ gặp được nhau? Đó là vào một ngày xuân nhân dịp dạo chơi, Tú Uyên bỗng trông thấy một người thiếu nữ đoan trang, xinh đẹp trần trước cửa tam quan, liền đi theo, nhưng được một hồi thì người thiếu nữ đó biến mất. Về nhà, chàng ngày đêm tưởng nhớ người đẹp đến sinh bệnh. Tình cờ chàng mua được bức tranh giống hệt người trong mộng bèn mua về trao trong nhà, ngày ngày ngắm tranh mà nuôi mộng “Sớm khuya với bức họa đồ làm đôi”. Nỗi nhớ của chàng da diết như sông Tương mơ hình”, chàng ngỡ người trong tranh “phát phu”. Thế rồi ông trời không phụ lòng người, một thời gian sau khi trang trên đường đi công việc trở về nhà thì thấy nhà cửa gọn gàng, cơm canh thịnh soạn đã được bày sẵn. Không khỏi sinh nghi chàng quyết định: “Sáng mai cứ buổi ra đi/ Liệu chừng thoắt trở về lại thử coi”. Khi trở về chàng vỡ òa “bên mừng bên lệ” khi thấy người thiếu nữ trong tranh bước ra, chàng xông vào “vội vàng đánh tiếng ra chào”, bày tỏ nỗi niềm thương nhớ của chàng bấy lâu nay. Người thiếu nữ thẹn thùng đáp lại, xưng danh “Tiên Thù là hiệu, Giáng Kiều là tên” vốn có mối nhân duyên “ba sinh” với chàng, nay đến đây nguyện được cùng chàng se duyên trời định. Và thế là đôi trai tài gái sắc kết duyên đôi lứa, cùng vun đắp hạnh phúc, thấu hiểu lẫn nhau. Nàng hóa phép ra một lâu đài nguy nga, lộng lẫy, váy áo súng sính, xiêm y thướt tha. “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” với bút pháp xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo, đoạn trích thể hiện quan niệm phê phán của tác giả về xã hội thời khó khăn, loạn lạc khiến con người ta muốn có một hướng đi để giải thoát.
Tóm tắt Tú Uyên gặp Giáng Kiều - mẫu 5
Tú Uyên gặp Giáng Kiều trong đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” của tác phẩm “Bích Câu kì ngộ”. Chàng thư sinh nghèo Trần Tú Uyên đem lòng tương tư nàng tiên nữ Giáng Kiều sau khi gặp được nàng trong một lần đi xem hội xuân. Tình yêu đó khiến chàng ôm mộng ngày đêm nhung nhớ và sớm khuya ôm mộng đến sinh bệnh, “chồn” cả người. Một hôm, chàng trở về nhà và thấy cơm canh đã bày sẵn đầy đủ như “bát trân” và bắt gặp một người con gái trong tranh bước ra. Từ đó, chàng và Giáng Kiều đồng vợ đồng chồng chung sống hạnh phúc, vốn có duyên trời định “ba sinh” với nhau. Đoạn trích này thể hiện tình yêu chân thành, sắc sảo bằng những câu văn trữ tình, đậm nét dân tộc và phản ánh mong muốn về một cuộc sống tự do, không khó khăn, loạn lạc.
Xem thêm các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tóm tắt Tú Uyên gặp Giáng Kiều