Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 36 Tập 1 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11

Tài liệu soạn bài Chiều Xuân Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 36 hay nhất

1. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận

Để làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản nghị luận, cần có những lí lẽ, bằng chứng thích hợp, chính xác, đầy đủ. Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện ở chỗ soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh, có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn) để làm điểm tựa cho lập luận. Lí lẽ được lập luận một cách chặt chẽ, đảm bảo đủ cơ sở và kết luận. Tính thuyết phục của bằng chứng thể hiện ở việc lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng còn thể hiện ở những cách biểu đạt độc đáo, ấn tượng, giàu tính hùng biện, nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc.

2. Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận

- Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự được đưa vào văn bản nghị luận giúp người đọc hình dung về luận đề, bằng chứng trong văn bản. Yếu tố thuyết minh cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa… của đối tượng cần bàn luận. Yếu tố miêu tả thể hiện các đặc điểm tính chất nổi bật của con người, con vật, đồ vật, cảnh sinh hoạt… Yếu tố tự sự thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản. Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận cần đáp ứng mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.

3. Nhan đề của văn bản nghị luận.

Nhan đề của văn bản nghị luận thường khái quát nội dung chính của văn bản. Bên cạnh đó, để tăng sức thuyết phục, người viết có thể chọn những nhan đề độc đáo, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc.

4. Cách giải thích nghĩa của từ

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.

- Có thể giải thích nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:

+ Phân tích nội dung nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:

+ Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

+ Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

- Không giải thích từ, cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

+ Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ

+ Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.