Chúng tôi xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận về Dục Thúy Sơn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, gồm 6 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới.
Nghị luận về Dục Thúy Sơn
Đề bài: Viết một bài văn nghị luận về Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi
Dàn ý Nghị luận Dục Thúy Sơn
I. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
II. Thân bài:
1. Vẻ đẹp núi Dục Thúy:
- "Tiên san": khẳng định núi Dục Thúy chính là ngọn núi tiên.
- Hình ảnh ẩn dụ "liên hoa phù thủy thượng" độc đáo: ví dáng núi ngọn núi giống như đóa hoa sen thanh cao nổi trên mặt nước.
- Từ "tiên cảnh": gợi tả vẻ đẹp huyền diệu, lung linh nơi cõi tiên, "trụy trần gian": rơi xuống dương thế. -> khéo léo nhấn mạnh cảnh sắc ở Dục Thúy giống như cõi tiên từ trời cao rơi xuống trần gian.
- "Tháp ảnh": bóng của ngọn tháp trên núi phản chiếu xuống mặt nước, "trâm thanh ngọc": chiếc trâm ngọc xanh. -> So sánh bóng tháp soi xuống sóng nước giống như chiếc trâm cài tóc của người thiếu nữ. -> cách liên tưởng mới lạ.
- "Ba quang": ánh sáng của dòng nước, "thúy hoàn": mái tóc xanh -> Ví hình ảnh phản chiếu của ngọn núi trên sóng nước như đang soi chiếu mái tóc biếc.
2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:
- "Hữu hoài": tấm lòng nhớ thương, hoài niệm tới cố nhân - Trương Thiếu bảo.
- "Bi khắc": bia khắc văn thơ, "tiển hoa ban": lốm đốm rêu -> nhìn tấm bia khắc chữ của người xưa nay đã lốm đốm rêu, thi sĩ lại bùi ngùi nhớ về vị danh sĩ đời Trần.
-> Tâm trạng hoài cổ cùng tấm lòng "uống nước nhớ nguồn" của thi nhân.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
- Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh.
- Giọng thơ nhịp nhàng.
- Hình ảnh thơ mĩ lệ.
3. Kết bài:
Khẳng định giá trị bài thơ, vẻ đẹp tâm hồn và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Trãi.
Nghị luận Dục Thúy Sơn (mẫu 1)
Nguyễn Trãi là tác giả lớn của dân tộc Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng trong đó nổi bật lên là bài thơ Dục Thúy Sơn, đây là bài thơ để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.
Bài thơ nói về quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đây phải chăng là nguồn cảm hứng vô tận để tác giả sáng tác lên bài thơ này. Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên đẹp:
Cửa biển có non tiên
Từng qua lại mấy phen
Mở đầu tác giả đã giới thiệu khung cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ với những cảnh sông nước hùng vĩ “ cửa biển có non tiên” với khung cảnh thiên nhiên đẹp chúng ta có thể thấy được quang cảnh thiên địa hữu tình như thế nào, thiên nhiên đẹp làm tâm hồn con người dạo dực với những cảm xúc thiêng liêng, tác giả đã hình dung ra quang cảnh thiên nhiên với những cảnh sống nước và có nhiều người qua lại đây du lịch, đây là một địa điểm du lịch rất lý tưởng của con người, chúng ta có thể thấy được cảnh non tiên với những núi cao hùng vĩ và những may trắng trên trời cao:
Bóng tháp hình trâm ngọc
Gương soi ánh tóc huyền”.
Với những khung cảnh thiên nhiên đẹp, và những bóng tháp trên trời cao, đã soi sáng những áng tóc đẹp trên trời, hình tram ngọc thật trong sang và soi rọi vào những áng tóc huyền của những cô gái thiếu nữ trẻ, chúng ta luôn luôn tự hào về khung cảnh thiên nhiên đẹp của Dục Thúy Sơn, Dục Thúy Sơn có quang cảnh thiên nhiên đẹp và trữ tình, người đọc ai ai cũng thấy được những điều đó qua cách sử dụng ngôn ngữ và những nét đặc sắc qua từ ngữ mà tác giả thể hiện, bóng
tháp đây là một địa điểm đẹp trên dục thúy sơn, với những áng gương đứng từ trên cao soi sáng xuống làn nước xa xôi của thiên nhiên đẹp:
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu, gượng mở xem”.
Thiên nhiên đẹp cùng với những tâm sự trong thơ ca, đã gợi mở những lời tâm sự tình tứ ra xem và những tình thư vẫn còn nguyên vẹn và gió nới đâu trên khung cảnh thiên nhiên này vẫn đang thổi để hé mát những tấm lòng dang ẩn lấp trong thơ ca, thiên nhiên đẹp hòa vào những tâm sự của con người nới đây, thiên nhiên đẹp nồng vào tâm sự thời thế của con người đã làm tôn lên khung cảnh của Dục Thúy Sơn, Nguyễn Trãi người lo cho vận nước của dân tộc khi về ở ẩn người vẫn không chút nguôi ngoai không lúc nào không lo lắng cho vận mệnh Đất Nước của mình, nhìn từ trên cao của Dục Thúy Sơn, với thiên nhiên đẹp và nó làm nền cho tác giả thể hiện tâm sự thời thế của mình, tâm sự của tác giả đã thể hiện rất sâu sắc qua những quang cảnh thiên nhiên đẹp nhưng buồn, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, tâm trạng của con người đã được đan xen vào khung cảnh thiên nhiên, chúng ta luôn thấy ở đó những nỗi buồn man mác dù thiên nhiên ở đây rất hùng vĩ và đẹp nhưng nó lại xen kẽ là những tâm sự thời thế nỗi buồn khi mình không lo được cho dân cho nước, nỗi buồn này đã thấm đẫm trong văn chương của Nguyễn Trãi. Với những quang cảnh đẹp và cảnh núi cao hùng vĩ chúng ta thấy được vẻ đẹp thật mê ly hồn người ở Dục Thúy Sơn, đây là những cảnh thiên nhiên làm snags tạo nên những cảm hứng trong tâm hồn thi sĩ, mỗi con người đều tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên trên mảnh đất mà mình sinh sống. Nguyễn Trãi đã thể hiện rất đặc sắc qua ngôn ngữ giàu chất suy tư và đầy cảm xúc.
Sáng tác của Nguyễn Trãi để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, qua bài Dục Thúy Sơn chúng ta càng thấu hiểu được sâu sắc tài năng của tác giả được thể hiện qua bài viết, bài thơ là quang cảnh thiên nhiên đẹp và nhờ có thiên nhiên mà tác giả nói lên những tâm sự thời thế của mình.
Nghị luận Dục Thúy Sơn (mẫu 2)
Nguyễn Trãi viết: “Túi thơ chứa hết mọi giang san”. Quả thật Ức Trai đã đi nhiều nơi, thăm nhiều danh thắng. Với lòng yêu thiên nhiên say đắm, với hồn thơ rộng mở, nhạy cảm và tinh tế, tới đâu Nguyễn Trãi cũng có thơ về cảnh đẹp non sông đất nước. Người đọc ngày nay có thể tìm thấy một bộ sưu tập phong cảnh Việt Nam rất phong phú và đa dạng qua tập thơ chữ Hán – Ức Trai thi tập: núi Côn Sơn, núi Yên Tử, cảng Vân Đồn, chùa Tiên Du, chùa Đông Sơn, núi Long Đại, núi Lam Sơn... Đặc biệt, Nguyễn Trãi có nhiều thơ về các địa danh ở Ninh Bình, tạo nên một quần thể danh thắng của vùng “vịnh Hạ Long cạn” này: núi Dục Thuý, cửa biển Thần Phù, trấn Vịnh Doanh.
Trong quần thể danh thắng đó, nổi bật lên là Dục Thuý sơn. Trước đây núi có tên là Sơn Thuý. Tên Dục Thuý là do Trương Hán Siêu đặt. Có người giải thích núi giống hình chim trả, lại ở trên bờ sông, nên gọi là Dục Thuý, với nghĩa là chim trả tắm (dục: tắm, thuý: chim trả). Không rõ Trương Thiếu bảo gọi là Dục Thuý sơn có phải vì lẽ đó không, hay chỉ đơn thuần là núi tắm trong xanh biếc (thuý. xanh biếc). Dù thế nào thì tên gọi Dục Thuý sơn cũng rất đẹp và thơ mộng, người chưa được đến thăm có thể qua tên mà hiểu cảnh.
Từ lâu Dục Thuý sơn đã là đề tài hấp dẫn của thi ca. Nhiều thi sĩ lừng danh đã có thơ về danh thắng này như Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh. Lê Thánh Tông, Tản Đà... Tuy nhiên tình của Nguyễn Trãi đối với Dục Thuý sơn, thơ của Nguyễn Trãi về Dục Thuý sơn vẫn có những nét riêng.
Nguyễn Trãi viết Dục Thuý sơn với hai nguồn cảm hứng: cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng hoài cổ. Ở nguồn cảm hứng nào người đọc cũng thấy những nét riêng, độc đáo của Ức Trai.
Trong dòng cảm hứng yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp đất nước, tác giả đến với Dục Thuý sơn. Nhưng Dục Thuý sơn với Ức Trai dường như có mối duyên riêng, nhà thơ thường tới viếng thăm:
Tiền niên lũ vãng hoàn
(Năm xưa (ta) từng lui tới đây nhiều lần)
Không rõ trong đời mình Ức Trai bao lần đặt chân lên núi Dục Thuý, nhưng ở thơ chữ Hán đã có lần ông nhắc tới:
Dục Thuý vũ tình phong tự ngọc
(Dục Thuý mưa tan non tựa ngọc)
(Vọng Doanh)
Nhà thơ có một ấn tượng sâu sắc về danh thắng này, đó là “núi tiên”, “cảnh tiên”. Trong một đoạn thơ ngắn, thi sĩ hai lần dùng từ tiên làm định ngữ để nói về núi Dục Thuý, về cảnh Dục Thuý. Thơ Đường có phép kị trùng chữ. Nhưng ở đây để làm nổi bật vẻ đẹp thần diệu của Dục Thuý sơn. Nguyễn Trãi đã bất châp luật kiêng kị đó đế phóng bút dùng hai chữ tiên. Trong cảm nhận ngôn ngữ của người Việt, tiên thường gợi lên sự thần diệu, phi thường, thoát tục (phép tiên, cầu tiên) sự sung sướng, hạnh phúc (sướng như tiên), vẻ đẹp (đẹp như tiên). Từ tiên trong “núi tiên”. “cảnh tiên” gây ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp huyền ảo của Dục Thuý sơn. Người không mang cảm quan tôn giáo, nước cảnh đẹp cũng như đang vào cõi mộng, cõi tiên. Cái hiện hữu được khẳng định (hữu tiên san) càng làm nổi bật cái hư ảo, kì diệu:
Tiên cảnh truỵ trần gian
(Như cảnh tiên rơi xuống cõi trần)
Dục Thuý sơn là sáng tạo tuyệt vời của hoá công, không phải cho cõi trần, không phái từ cõi trần mà cho tiên giới, từ liên giới. Một chút “vô thức” (đánh rơi) đã tô điểm thêm vẻ đẹp hạ giới.
Tác giả dùng hình tượng hoa sen để gợi tả vẻ đẹp Dục Thuý sơn. Dù không bắt nguồn từ cảm hứng tôn giáo thì hình tượng đó vẫn mang đậm dấu ấn linh thiêng thoát tục của Phật giáo:
Liên hoa phù thuỷ thượng
(Núi tựa (như) đoá hoa sen nổi trên mặt nước)
Về mặt liên tưởng, nhà thơ đã có liên tưởng khá xác thực – núi trên dòng sông với đoá sen trên mặt nước. Về mặt nội dung thẩm mĩ, hoa sen là biểu tượng của vẻ đẹp tinh khiết, rất phù hợp với cảnh tiên, non tiên.
Nhìn chung, trong bốn câu thơ đầu tác giả tập trung cảm hứng vào vẻ đẹp thần tiên, huyền ảo của Dục Thuý sơn. Nguổn cảm hứng đó bất chợt không liền mạch khi tác giả phát hiện ra một vẻ đẹp khác, không kém mĩ lệ mà lại có phần quyến rũ hơn, say người hơn:
Tháp bảo trâm thanh ngọc
Ba quang kính thuý hoàn.
(Bóng ngọn tháp (trên núi trông giống như cái) cái trâm bằng ngọc xanh
Ánh sáng (lấp lánh trên) sóng nước tự như gương soi mái tóc xanh (biếc).
Khoan nói tới những nét đặc sắc đầy tính nhân văn trong hình tượng thơ Ức Trai. Hãy nói đến người đầu tiên, sáng tạo ra hình ảnh này – nhà thơ Trương Hán Siêu:
Trung lưu quang tháp ảnh
(Giữa dòng in bóng tháp)
(Bài Dục Thuý sơn của Trương Hán Siêu)
Thi sĩ lớn đời Trần chú ý đến vẻ đẹp của bóng tháp in trên dòng sông, kể cũng đã là người biết thưởng thức, biết phát hiện ra vẻ đẹp. Tuy nhiên, ngọn tháp trong thơ và trong văn Trương Hán Siêu vẫn là hình ành ngọn tháp thật, chưa thấm hồn người: “Tháp xây bốn tầng, đêm toả hào quang, kẻ xa người gần đều trông thấy rõ” (Bài kí Tháp Linh Tế ở núi Dục Thuý). Và nếu có cảm xúc thì đó là cảm xúc về vẻ đẹp kì vĩ của ngọn tháp: “Tháp cao sừng sững, thế chạm trời xanh, tô thêm vẻ đẹp của non sông, tranh công xây dựng cùng tạo hoá” (Bài kí Tháp Linh Tế ở núi Dục Thuỷ). Cảm xúc của Trương Hán Siêu là cảm xúc của người yêu thiên nhiên, có pha chút hứng khởi, tự hào, chưa có gì đặc biệt.
Hình tượng ngọn tháp trong thơ Nguyễn Trãi là một sự kế thừa nhưng đã nâng cao lên rất nhiều, đã thành một sáng tạo vô cùng độc đáo: bóng tháp in trên dòng sông như chiếc trâm ngọc bích cài trên mái tóc dài xanh mướt của người thiếu nữ. Một liên tưởng hết sức hợp lí nhưng cũng hết sức bất ngờ. Cảnh vật không chỉ nên thơ, nên hoạ mà còn mang cả hồn người. Nguyễn Trãi đem cả tình đời, tình yêu nhuốm vào cảnh vật. Ức Trai đã cảm xúc vẻ đẹp của ngọn tháp, của dòng sông không phải như đứng trước một cành tượng hùng vĩ mà như đứng trước một thiếu nữ. Chính chất đa tình này đã làm nên vẻ đẹp độc đáo và đầy tính chất nhân văn của thơ Nguyễn Trãi, đã làm nên cá tính sáng tạo của thi sĩ. Trong bài Cây chuối. Nguyễn Trãi đã nhìn đọt lá chuối non qua lăng kính tình yêu để có “Tình thư một bức phong còn kín” thì ở bài Dục Thuý sơn tác giả cũng nhìn bóng tháp, dòng sông với lăng kính ấy. Có điều cần nói thêm về bản dịch: “Bóng tháp hình trâm ngọc. Gương sông ánh tóc huyền” đã không lột tả được màu xanh trong của trâm ngọc (thanh ngọc), màu xanh biếc của tóc (thuý hoàn) nên làm mất đi cái nhìn rất trẻ, rác đa tình của tác giả.
Đọc những câu thơ tả cảnh Dục Thuý sơn của Ức Trai, ta tưởng chừng nhà thơ đã thả hết hồn mình vào cảnh vật, chỉ còn biết ngất ngây, say đắm trước thiên nhiên. Nhưng thật bất ngờ và kì lạ, mạch cảm hứng của thi nhân bỗng nhiên đột ngột chuyển hướng:
Hữu hoài Trương Thiếu bảo
Bi khác tiển hoa ban
(Nhớ ông Thiếu bảo người họ Trương
Bia khắc (của ông) đã lốm đốm hoa rêu)
“Hữu hoài” dịch là “nhớ xưa”, chưa lột tả được cảm xúc hoài niệm về quá khứ có pha chút hoài cổ của nhà thơ. Nguyễn Trãi nhớ về Trương Hán Siêu và ngậm ngùi khi thấy bia khắc của ông đã lốm đốm hoa rêu phủ. Tâm trạng Ức Trai có phần giống tâm trạng Trương Hán Siêu thuở trước khi thấy cảnh Dục Thuý “sự hưng vong thành bại mới trải hai trăm mấy mươi năm mà đã trở thành dấu vết cũ kĩ” (Bài kí Tháp Linh Tế ở núi Dục Thuý). Đó là cảm hứng hoài cổ bắt nguồn từ lẽ hưng vong của tạo hoá. Tuy nhiên, cảm hứng hoài cổ của Nguyễn Trãi khác cảm hứng hoài cổ mà ta thường gặp ở nhiều tác giả văn học trung đại. Trong thơ Ức Trai luôn có sự đổi lập giữa tạo hoá vĩnh hằng và con người trong khoảnh khắc:
Kim cổ vô cùng giang mạc mạc,
Anh hùng hữu hận, diệp tiêu tiêu
(Xưa nay thời gian không cùng (như) dòng sông bát ngát,
Đời anh hùng mang mối hận (như) lá rụng veo veo).
(Vãng hứng)
Ở bài Dục Thuý sơn cũng có sự đối lập nói trên: cảnh vật còn đây, bia đá còn đây, nhưng nét chữ đang mờ dần bởi rêu phủ và Trương Thiếu bảo không còn. Con người – một thực thể khát khao sống, khát khao yêu thì cuộc đời “hữu hạn”, còn tạo vật – thực thể vô tri lại tồn tại vĩnh hằng. Nguyễn Trãi buồn, xót xa, ngậm ngùi vì lẽ đó. Cũng chính vì vậy mà nỗi buồn hoài cổ của Nguyễn Trãi là nỗi buồn mang giá trị nhân bản sâu sắc.
Từ những điều phân tích ở trên, có thế nói bài thơ Dục Thuý sơn đã đem đến cho người đọc nguồn cảm xúc thẩm mĩ dồi dào: cảm xúc về vẻ đẹp của danh thắng, vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật và đặc biệt là vẻ đẹp của tâm hồn Ức Trai: yêu thiên nhiên, yêu đất nước, giàu chất nhân văn.
Nghị luận Dục Thúy Sơn (mẫu 3)
Tên cũ của núi là Băng Sơn. Về đời Trần, Trương Hán Siêu lên chơi núi này, mới đổi thành Dục Thuý Sơn (núi tắm màu biếc); ngày nay gọi là núi Non Nước, thuộc thị xã Ninh Bình. Dục Thuý Sơn là một thắng cảnh, từng được nhiều tao nhân mặc khách đến thăm và làm thơ ca ngợi. Trên núi vốn có chùa và tháp rất đẹp; núi lại gần cửa biển, có sông Vân uốn quanh, Sông Vân núi Thuý là cảnh nên thơ, rất hữu tình. Sách “Đại Nam nhất thống chí" có ghi: “phía hắc núi (Dục Thuý) có động, trong động có đền thờ Tam phủ, sườn núi có một tảngđá gần sông có khắc ba chữ “Hám Giao Đình ”, phía tây nam núi có đền thờ Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, trên đỉnh có chùa… ”
Biển dâu biến đổi, nay chùa xưa tháp cũ đã đổ nát, biển lùi xa hàng chục cây số. Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Tản Đà… đều làm thơ vịnh Dục Thuý Sơn – núi Non Nước. Bài thơ này rút trong "Ức Trai thi tập ” của Nguyễn Trãi.
Bài thơ nói về cảnh sắc thần tiên núi Dục Thuý và nỗi cảm hoài của Ức Trai.
Đọc “Ức Trai thi tập” và “Quốc âm thi tập”, ta thấy Nguyễn Trãi đã từng thăm thú nhiều nơi. Lúc thì “nhẹ cánh buồm thơ vượt Bạch Đằng”, lúc thì lên núi Long Đại, say mê ngắm hang động, ao hồ:
“Ngao đội núi lên thành động đấy
Kình bơi biển lấp hoá ao rồi
(Núi Long Đại)
Lúc thì hành hương về chùa Hoa Yên trên đỉnh núi Yên Tử cao xanh, gột rửa bụi trần, thảnh thơi giữa rừng trúc, hang đá:
“Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành ”
(Đề chùa Hoa Yên núi Yên Tử)
Trong những năm tháng “hình Ngô“, Nguyễn Trãi đã từng mang gươm đi khắp mọi miền đất nước, sau này, đất nước thanh bình, ông lại mang bầu rượu túi thơ đi thăm cảnh núi sông tráng lệ. Riêng Dục Thuý Sơn đã nhiều lần in dấu ấn nhà thơ.
Có thể nói, 6 câu đầu bài thơ là bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời về núi Dục Thuý, được vẽ bằng bút pháp vô cùng điêu luyện. Nhà thơ đã mấy lần đến chơi núi. Cảnh tuy đã quen, nhưng lần này đến không khỏi ngạc nhiên vẻ đẹp "non tiên ” hiện lên trước cửa biển. Đó là cảm hứng "Bồnglai lạc lối ” như Từ Thức trong cổ tích:
“Cửa biển có non tiên,.
Từng qua lại mấy phen ”
Người đọc như đang cùng thi nhân du mộng vào cõi thần tiên. Vừa ảo, vừa thực, hồn thơ kì thú, lâng lâng, ta như đang được “chiếm lĩnh " cõi tiên nơi trần gian. Câu 1 đã nói “non tiên” giữa cửa biển, câu 4 nói rõ thêm núi Dục Thuý "như cảnh tiên rơi xuống cõi trần gian ” (tiên cảnh truỵ trần gian). Hai hình ảnh “tiên san” và “tiên cảnh” hô ứng nhau, bổ trợ nhau, ý thơ và cảm xúc mở rộng, phát triển nhằm ca ngợi Dục Thuý sơn là một thắng cảnh, đẹp kì lạ, hiếm có trên đất nước ta.
Từ cảm nhận trực giác đến tưởng tượng, ngắm cảnh từ xa đến gần, thi sĩ tả núi như một bông sen khổng lồ xoè nở ra trên mặt nước. Hình ảnh ẩn dụ “Liên hoa phù thuỷ thượng ” tuyệt đẹp, đầy chất thơ. Hoa sen tượng trưng cho vẻ đẹp rực rỡ, sự thanh khiết thanh cao, là một biểu tượng cao quý của đạo Phật. Nhiều tượng Phật đều tọa lạc trên “đài sen Đài sen mang ý niệm tu tròn quả đức mà triết lí Phật giáo nói đến. Có tháp, có mái chùa hình hoa sen (Chùa Một Cột). Hoa sen là một mô tip khá tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc chùa chiền, tượng Phật ở nước ta. Trên núi Dục Thuý lại có chùa và tháp, Ức Trai ví núi Dục Thuý với bông sen nổi trên mặt nước thật là hay, gợi ra nhiều liên tưởng thú vị. Hai chữ “phủ ” (nổi lên) và “trụy” (rơi xuống) đối chọi nhau rất thần tình, gợi tả cảnh núi non, chùa chiền, sông nước vừa ảo vừa thực, cảm xúc chìm nổi, trầm bổng, lâng lâng:
“Liên hoa phù thuỷ thượng,
Tiên cảnh trụy trần gian ”
Để hiệp vần, Khương Hữu Dụng đã đảo lại vị trí 2 câu thơ 3, 4; chất thơ nhạt đi nhiều, cấu trúc nội tại của tứ thơ bị phá vỡ:
“Cảnh tiên rơi cõi tục,
Mặt nước nổi hoa sen ”
Học giả Đào Duy Anh đã dịch: “Hoa sen trôi mặt nước -Cõi tục nổi non bồng Hai câu luận (5, 6) tả tháp trên núi và ánh sáng trên mặt sông, vẫn là bút pháp tạo hình bằng hai hình ảnh ẩn dụ mĩ lệ. Bóng ngọn tháp trên núi tựa như cái trâm bằng ngọc xanh (trâm thanh ngọc). Ánh sáng lấp lánh trên sóng nước tựa như gương soi mái tóc xanh biếc (kính thuý hoàn). Trâm, tóc và gương ấy đều mang màu sắc rất đẹp (thanh ngọc, thuý hoàn), vì là của tiên nữ (nơi non tiên, cảnh tiên). Cảnh sắc rất ngoạn mục. Phép đối được sáng tạo qua vẩn thơ như hai bức tranh của trường phái “ấn tượng”:
"Tháp ảnh trâm thanh ngọc,
Ba quang kính thúy hoàn ”
(Bóng tháp hình trâm ngọc,
Gương sông ánh tóc huyền).
Núi Dục Thúy có sông Vân uốn quanh. Cách đây năm, sáu trăm năm, núi còn nằm trên cửa biển. Trên núi có chùa và tháp. Bàn tay của con người góp phần điểm tô cho cảnh núi non, sông biển thêm đẹp. Trương Hán Siêu từng ca ngợi: "Giữa dòng long lanh bóng tháp ” (Dục Thúy sơn khắc thạch); “Tháp gồm bốn tầng, đêm tỏa hào quang”, xa gần đều trôngthấy… cao sừng sững, thế chạm trời xanh, tô thêm vẻhùngvĩ cho non sông… ” (Dục Thúy SơnLinh Tế tháp kí)- Phát triển mạch cảm xúc của tiền nhân, trong bài thơ này, Ức Trai miêu tả cảnh sắc núi Dục Thúy bằng những nét vẽ tài hoa, với tất cả tâm hồn người nghệ sĩ: “một cái nhìn mới độc đáo, mangcốt cách phongtình, đầy tính chất nhân vân.
Thật vậy, Nguyễn Trãi đã liên tưởng và sáng tạo nên một loạt hình ảnh ẩn dụ có đường nét, màu sắc, ánh sáng đầy huyền áo để ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt trần của Dục Thúy Sơn. Nhà thơ đã đem đến cho ngọn núi như con chim trả tắm nước biếc này một tình yêu say đắm của người nghệ sĩ tài hoa.
Du khách đối cảnh sinh tình. Hai câu kết biểu lộ một nỗi cảm hoài man mác. Nhiều bài thơ của ức Trai đều có cấu tứ cảm xúc tương tự. Nhà thơ trực tiếp thổ lộ tình cảm:
"Dẽ cố ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khấp đòi phương"
(Bảo kính cảnh giới – 43)
“Việc cũ ngoảnh đầu ôi đã dứt
Dòng trôi tìm bóngdạ bâng khuâng’’
(Cửa biển Bạch Đằng)
Gần một thế kỉ sau lên chơi núi Dục Thúy, khi người xưa đã khuất từ lâu rồi, đọc bia tháp Linh Tế, nhà thơ xúc động nhìn nét chữ khắc đã mờ dưới làn rêu. Vật đổi sao dời. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu. Đất nước ta đã trải qua, bao biến cố, bao triều đại hưng vong, suy thịnh… ức Trai bồi hồi nhớ đến công đức người xưa:
“Nhớ xưa Trương Thiếu bảo,
Bia khắc dấu rêu hoen”.
Trương Hán Siêu là bậc danh sĩ cao khiết, nhà thơ lỗi lạc đời Trần. Tên tuổi ông gắn liền với Dục Thúy Sơn, với những bài kí rất nổi tiếng. Ông đã được thờ ở Văn Miếu, Thăng Long. Thiếu bảo là danh vị cao quý vua Trần ban cho ông. Ức Trai không gọi tên mà chỉ nhắc đến họ, đến danh vị Trương Hán Siêu là một cách xưng hô đầy trọng vọng, cung kính. Đúng là trông núi, ngắm tháp mà bùi ngùi thương nhớ người xưa. Hình bóng Trương Thiếu bảo còn phảng phất đâu đây. Lời thơ hàm súc, nỗi cảm hoài sâu lắng mênh mông. Hình ảnh bia đã phủ đầy rêu gợi tả cảm xúc hoài cổ đậm đà tình nghĩa. Đến chơi núi, nhìn tháp và chùa mà nhớ đến người xưa. Tấm lòng "Uống nước nhớ nguồn” thấm đẫm qua một vần thơ đẹp. Hai chữ “nhớxưa ” (hữu hoài) biểu lộ cái tâm trong trẻo của Ức Trai.
"Dục Thúy Sơn ” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận,4 hình ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện cách cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Ức Trai, trong cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm trong gợi tả và biểu cảm.
"Dục Thúy Sơn ” phản ánh một tài năng lớn, một nhân cách văn hóa cao đẹp của Đại Việt trong thế kỉ XV. Ức Trai đã để lại khá nhiều bài thơ giàu tình yêu thiên nhiên, đất nước. Đọc bài thơ này, ta cảm nhận úc Trai là “ôngtiên ngồi trong lầu ngọc" như bạn ông đã nói. Ông đến thăm núi Dục Thúy mà nhớ Trương Hán Siêu; chúng ta đọc thơ ông mà nhớ đến người anh hùng đã cùng Lê Lợi “bình Ngô“ và thảo “Bình Ngô đại cáo Nói rằng thơ ca mang nặng tình người và tình đời là như vậy. Bốn chữ "Vũ trụ di lai ” vuông vắn, to và đẹp khắc trên tấm đá phủ đầy rêu xanh trên đỉnh núi Dục Thúy, đó là dấu tích của Trương Hán Siêu để lại cho đời. Ai đã một lần lên thăm núi chắc sẽ bồi hồi nhìn thấy "Bia khắc dấu rêu hoen ”…
Nghị luận Dục Thúy Sơn (mẫu 4)
Văn học trung đại, một thời đã xa, khoảng thời gian mà những tâm hồn của văn chương và thế sự đất nước được đồng điệu qua tài năng và cảm xúc bất tận của những bậc hiền tài thánh nhân. Ta nghe đâu đây dư âm của hậu thế :
“Rồng ẩn Lam Sơn lúc đợi thời
Trong tay thế sự rõ mười mươi
Xoay đời trời sáng sinh vua giỏi
Gặp bạn hùm thiêng nổi gió tài
Hận nước nghìn năm vừa rửa sạch
Hòm vàng muôn thuở chắc không phai
Giang sơn đổi mới từ đây nhỉ
Thử đếm anh hùng được mấy ai ?”
Lời của hậu nhân sau này cũng đã phần nào thể hiện được con người và lí tưởng nhân nghĩa cao đẹp ngất trời của một bậc thánh nhân – Nguyễn Trãi. Và ông được ví như một ngôi sao khuê toả sáng chói loà trên bầu trời nghệ thuật , không chỉ thể hiện được những hiểu biết sâu rộng trên từng trang viết mà đặc biệt hơn hết là cái tinh thần, cái tình yêu thiên nhiên đất Việt đã làm nên tên tuổi của ông. Là một người từng trải, đã nếm hết bao hương vị của đất trời, bên trong là một tâm hồn yêu thiên nhiên hết sức da diết, với lối văn phong đầy chất trữ tình và hồn thơ lãng mạn nhưng không yểu điệu, từng cảnh đẹp được Nguyễn Trãi chuốt qua lời thơ của mình như được mặc một lớp áo hoa mĩ diệu kì nhưng không đánh mất đi cái chất thực của chính nó. Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua Núi Dục Thuý, một kì quan danh thắng ngự toạ tại vùng đất Ninh Bình đậm chất văn hoá xứ sở, nay qua lối thơ của Nguyễn Trãi trong bài Dục Thuý Sơn, người đọc như được chìm vào chốn tiên cảnh trăm năm hiếm thấy, để từ đó hiểu rõ hơn về nỗi hoài cảm của chính con người đầy cảm hứng thế sự này.
Núi Dục Thuý, một trong những quần thể danh thắng hết sức nổi tiếng của vùng đất Ninh Bình, được Nguyễn Trãi viết trong tập thơ chữ Hán Ức Trai Thi Tập vô cùng nổi tiếng của ông , với cái tên vừa nghe đã hết sức thơ mộng – Dục Thuý Sơn. Vừa nghe tên người đọc mặc dù chưa từng đặt chân đến tham quan nhưng cũng có thể hiểu được phần nào nét thơ mộng và trữ tình của vùng đất núi non nước biếc này. Trước đây vùng núi này có tên là Sơn Thuý, nhưng sau này nó đã trở thành người bạn tri kỉ của Trương Hán Siêu và được ông đặt là núi Dục Thuý, mang một ý nghĩa nên thơ và thuần khiết, nơi đó bao trùm bởi một màu xanh biếc của thiên nhiên đất trời khiến ta ngỡ là chốn bồng lai tiên cảnh.
Dục Thuý từ lâu đã là một nguồn cảm hứng thơ ca của nhiều bậc thánh nhân, nhiều nhà thơ… nhưng khi đào lại trên mảnh đất ấy ta vẫn thấy được những nét riêng của Nguyễn Trãi, có là lối thơ, là phong cách riêng xuất phát từ tận đáy lòng của ông. Trương Hán Siêu cùng từ những ưu tư về núi Dục Thuý mà viết nên thi phẩm “Dục Thuý Sơn linh tế tháp kí” hay vua Lê Thánh Tông đã viết nên bài thơ “Đề núi Dục Thuý”, dù đã từng đẳm qua nhiều nhưng trong Dục Thuý sơn, Nguyễn Trãi vẫn bộc lộ được những cách khắc hoạ khó kiếm ở những nét bút khác bởi ông viết với hai nguồn cảm hứng độc đáo: cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng hoài cổ. Bài thơ được viết theo hướng Đề – Thực – Luận – Kết và theo thể thơ Ngũ ngôn bát cú đậm phong cách thơ Đường.
Ta bắt đầu đến với cảm hứng thiên nhiên của ông trong bài, đâu đây ta cảm nhận được một tình yêu và nổi khát khao đối với vùng núi tiên cảnh này. Trong bài thơ Vọng Doanh ông có viết rằng :
“Dục Thuý vũ tình phong tự ngọc”
Nhà thơ luôn có một ấn tượng và nổi nhớ nhung đối với mảnh đất bồng lai này, ngay từ hai câu đề hình ảnh núi ngon cửa biển thơ mộng đã hiện lên một cách tự nhiên nhẹ nhàng và đi vào lòng người đọc một cách bay bổng :
“Hải khẩu hữu tiên san
Tiền Niên lũ vãng hoàn”
(Cửa biển có ngọn núi tiên
Năm xưa ta đã nhiều lần qua lại nơi này)
Từ “Tiên”, mang ý nghĩa của những điều kì diệu, là sự thoát khỏi chốn phàm trần tầm thường, là những điều thanh cao và thần diệu, là sự phi thường khó tìm kiếm ở chốn nhân gian. Nhưng ở đây nhà thơ đã sử dụng từ “Tiên” để miêu tả cảnh núi non của Dục Thuý , ta có thể cảm nhận được rằng nơi đây không phải là một chốn tầm thường của trần thế, mà là một món quà hết sức vô giá và vĩnh cửu mà tiên giới đã ban tặng cho ta , điểm xuyến và nâng tầm những nét đẹp tầm thường và phàm tục. Ngay tại cửa biển, nơi kết tinh mọi tinh hoa của thế giới loài người, nơi giao thoa của những thứ ngỡ như không thể gắn kết, laị có một vùng núi mang đậm chất thanh cao hiện hữu nghiêng mình sừng sững, là hòn núi đá nghênh bóng chênh vênh tựa mình ở ngã ba sông với cửa biển , tự nhiên ta lại cảm nhận được cái phong cảnh sơn thuỷ non nước hữu tình của vùng đất này. Như là một kẻ tài ba của quá trình kiến tạo, thiên nhiên đất Việt đã vô cùng tài hoa khi tạo nên một vùng đất giao hoà giữa đất và trời, giữ non và nước , một bức tranh hết sức nên thơ và lãng mạn được vẽ nên bởi người hoạ sĩ này khiến hao tốn không biết bao nhiêu là giấy mực của các bậc thi nhân. Nguyễn Trãi viết rằng nhiều lần ông đã qua đây, ta có thể thấy dù đa va chạm, đã cảm nhận khung cảnh nơi đây biết bao nhiêu lần nhưng cái “Hữu tiên san” vẫn luôn làm xao động tâm hồn và trái tim yêu thiên nhiên đất nước của bậc thánh nhân, mỗi lần gặp là một lần xao xuyến, là một lần chìm vào chốn tiên của trần thế.
Tiếp đến với hai câu thực, ta bắt gặp lối viết tả cạnh ngụ tình trong thơ Nguyễn Trãi, và cũng là một nét riêng của văn học trung đại :
“Liên hoa phù thuỷ thượng
Tiên cảnh truỵ trần gian”
(Núi tựa như đoá hoa sen nổi trên mặt nước
Như cảnh tiên rơi xuống cõi trần)
Tác giả sử dụng hình ảnh hoa sen để gợi tả vẻ đẹp của thắng cảnh Dục Thuý, một vẻ đẹp của sự thanh cao và thuần nhã , mang đậm dấu ấn của văn hoá tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo mặc dù tác giả không đề cập đến trong bài. Đoá sen là biểu tượng của những tâm hồn thuần khiết và trong sáng, là hình ảnh của những điều thoát tục và trong sạch, là một biểu tượng thiên liêng của Phật giáo. Đài sen là nơi ngự toạ của đức Phật, là chứng nhân của bao sinh kiếp vô lượng mà đức phật đã ban xuống, nay Núi Dục Thuý được ví như một đoá sen thơm nổi trên mặt nước, ta liên tưởng đến một điều gì đó đầy rẫy sự diệu kì và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Một sự liên kết thấy rõ của đoá sen mang vẻ đẹp tinh khiết với một vùng núi tiên của chốn bồng lai cảnh. Tất cả tạo nên một bức tranh hữu tình và thanh nhã , là một điểm xuyến nổi bật giữa chồn trần gian, ngỡ như cảnh tiên rơi xuống cõi trần như cách nói của tác giả. Cảm hứng thiên nhiên của tác giả kết hợp với vẻ đẹp huyền ảo của chốn tiên giới như tạo nên một sức hút phi thường đối với ngươi đọc, tâm hồn độc giả như được gột rửa và thanh trừng sạch sẽ, cứ thế nhẹ nhàng và thâm nhuần bay lên, chìm vào cõi không gian ba chiều của thiên giới, một cảm giác mộng mơ và lãng mạn.
Trong hai câu đề và hai câu thực tác giả đã đề cập đến cảm hứng thiên nhiên và tình yêu của mình đối với nó, đối với danh thắng đất Việt. Ta có thể thấy rằng Nguyễn Trãi luôn biết cách biến những thứ bình thường trở nên vô cùng mới mẻ độc đáo, từ một ngọn núi mà ông đã khoác lên nó một tà áo hình bông sen chốn thiên bồng, từ cảnh đẹp non nước mà biến thành tiên giới xa xôi mà không mất chất, quả thật là một bậc kì tài thánh nhân.
Tiếp đến là hai câu luận, tác giả bỗng khựng lại không miêu tả cảnh núi tiên nữa, mà một vẻ đẹp khác đập vào mắt ông, nhưng vẫn không kém phần thanh thuần tao nhã mà còn có phần mê muội hơn :
“Tháp ảnh trâm thanh ngọc
Ba quang kính thuý hoàn”
(Bóng tháp trên núi soi xuống nước như cái trâm ngọc xanh
Ánh sáng của sông nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc)
Tác giả đi vào miêu tả ngọn tháp trên đỉnh Dục Thuý, làm lộ ra vẻ yêu kiều sừng sững của một ngọn tháp hùng vĩ đứng trên cao ngỡ như khô khốc và cô độc. Ta đã bắt gặp hình ảnh tháp trong bài “Dục Thuý sơn” của Trương Hán Siêu :
“Trung lưu quang tháp ảnh”
(Long lanh bóng tháp in kề)
Trương Hán Siêu có hàng loạt tác phẩm về núi Dục Thuý, đó cũng là tình yêu thiên nhiên cao cả và da diết của bậc thánh nhân này, nhưng đâu đó ta cảm nhận được đó là sự ngưỡng mộ và thích thú của một con người khi đứng trước một ngọn tháp khổng lồ và to lớn, là sự tự hào về danh thăng kì vĩ của mảnh đất quê hương đất tổ, hay nói cách khác ông đã miêu tả ngọn tháp theo góc nhìn khác hoàn toàn đối với Nguyễn Trãi, cũng là điều làm cho Dục Thuý Sơn của Nguyễn Trãi có những nét riêng mặc dù ông đang dẫm trên cái mảnh đất đề tài của nhiều bậc đi trước. Đến với thơ cả Nguyễn Trãi, không chỉ là miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ tráng lệ của một ngọn tháp, mà thêm vào đó là nét trữ tình khi ông ví toà tháp như hình ảnh một thiếu nữ soi bóng xuống mặt biển. Hình ảnh ngọn tháp trong Dục Thuý Sơn của Nguyễn Trãi vừa có những nét đẹp theo hướng đã có từ trước, nhưng với một cách biến tấu mới như vậy đã bộc lộ được cá tính sáng tạo và nét riêng biệt không nhầm lẫn của ông, không chỉ ở bài thơ này mà còn ở những tác phẩm khác ông cũng nhìn qua lăng kính như vậy. Cảnh vật ở Dục Thuý không chỉ đơn thuần là cảnh vật mà còn khắc hoạ nên hình ảnh của con người, trung tâm của vũ trụ. Bóng tháp như cây trâm màu ngọc bích đang cài lên mái tóc xanh của người thiếu nữ tuổi trăng tròn, ta cảm nhận được sự đa tình, lãng mạn, trẻ trung trong hồn thơ của Nguyễn Trãi. Qua đó ta cảm nhận được nét đẹp trong tâm hồn của Nguyễn Trãi là vẻ đẹp của một tâm hồn thơ mộng, tài hoa khi đã thành công miêu tả núi Dục Thuý là một thắng cảnh đẹp kì lạ trên mảnh đất Việt.
Với hai câu kết, bất chợt cảm hứng thiên nhiên của tác giả bị ngắt quãng, thay vào đó là cảm hứng cảm hoài của ông. Tạm ngưng thả hồn theo vẻ đẹp ngây ngất đắm say của cảnh vật ngỡ như chốn thiên bồng, ông quay về thực tại và bày tỏ những niềm thương cảm của mình với một bậc thánh nhân đời trước:
“Hữu hoài Trương Thiếu Bảo
Bi khắc tiển hoa ban”
(Chạnh nhớ Trương Thiếu Bảo
Bia đá khắc thơ văn của ông nay đã lốm đốm rêu)
Tác giả sử dụng từ “Hữu hoài” mang nét nghĩa là nhớ về những điều xưa cũ, cụ thể ở đây ông đang nhắc đến Trương Hán Siêu. Ta thấy cảm xúc của nhà thơ đượm buồn pha chút nuối tiếc khi nhìn thấy bia khắc của Trương Thiếu Bảo nay đã lốm đốm rêu phong, bào mòn theo thời gian. Đó là cảm hứng hoài cổ của tác giả, nhưng cảm hứng này của Nguyễn Trãi cũng khá cảm hứng của những người khác, đó là mang nặng sự hữu hạn của thời gian. Cảnh vật vẫn còn đây, núi Dục Thuý nơi lưu giữ bút tích vẫn hiện hữu, vậy mà Trương Thiếu Bảo lại biến mất. Ông đã khái quát lên một quan niệm rằng những thực thể vô tri vô giác thì luôn tồn tại vĩnh cửu, còn những thứ biết yêu, có cảm xúc như con người thì phải theo quy luật Sinh Lão Bệnh Tử của thời gian, không thể tránh khỏi, đau buồn thay đáng tiếc thay. Đất nước trải qua bao nhiêu biến cố, biết bao triều đại từng hưng vong suy thịnh, mọi thứ diễn ra quá đỗi tàn nhẫn và nhanh như bụi trần thoáng qua. Từ những lối suy nghĩ như vậy đã làm cho tư tưởng của Nguyễn Trãi mang giá trị nhân bản sâu sắc và vô cùng ý nghĩa đối với hiện tại và hậu thế sau này. Nhiều bài thơ của Nguyễn Trãi cũng có cảm xúc như vậy :
“Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
(Cảnh ngày hè)
Ông bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình. Trương Hán Siêu là một bậc kì tài đời nhà Trần, ông gắn liền với hàng loạt bài thơ, bài kí ở mảnh đất Dục Thuý này. Đó chính là tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn” mà bất kì con cháu nào sau này cũng phải ghi nhớ và noi gương theo.
Dục Thuý Sơn là một bài thơ tả cảnh ngụ tình vô cùng đặc sắc của Nguyễn Trãi, được viết bằng thể thơ Ngũ ngôn bát cú đậm chất Đường luật. Những hình ảnh của cảnh đẹp được ông so sánh với cảnh tiên, với sự thơ mông và trong thẻo thuần khiết tạo nên chất thơ ngọt ngào và lãng mạn . Tác giả sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ một cách thấm nhuần và vô cùng hiệu quả, làm nổi bật và nâng tầm hình ảnh.
Nguyễn Trãi, một tác gia lớn của dân tộc, qua bài thơ Dục Thuý Sơn, người đọc không chỉ cảm nhận được những vẻ đẹp của chốn bồng lai nơi trần thế mà còn cảm nhận được chất tình người thấm đẫm trong giọng thơ của ông. Bên cạnh đó những tư tưởng mang giá trị nhân bản cho đến mãi sau này được ông thể hiện một cách tinh tế và đậm tính tài hoa. Ngắm nhìn thiên nhiên mang nét đẹp vĩnh hằng nhưng vẫn không quên trong mình một tình yêu quê hương đất nước, lo lắng cho thế sự.
Nghị luận Dục Thúy Sơn (mẫu 5)
Nguyễn Trãi viết: “Túi thơ chứa hết mọi giang san”. Quả thật Ức Trai đã đi nhiều nơi, thăm nhiều danh thắng. Với lòng yêu thiên nhiên say đắm, với hồn thơ rộng mở, nhạy cảm và tinh tế, tới đâu Nguyễn Trãi cũng có thơ về cảnh đẹp non sông đất nước. Người đọc ngày nay có thể tìm thấy một bộ sưu tập phong cảnh Việt Nam rất phong phú và đa dạng qua tập thơ chữ Hán – ức Trai thi tập: núi Côn Sơn, núi Yên Tử, cảng Vân Đồn, chùa Tiên Du, chùa Đông Sơn, núi Long Đại, núi Lam Sơn… Đặc biệt, Nguyễn Trãi có nhiều thơ về các địa danh ở Ninh Bình, tạo nên một quần thể danh thắng của vùng “vịnh Hạ Long cạn” này: núi Dục Thúy, cửa biển Thần Phù, trấn Vịnh Doanh.
Trong quần thể danh thắng đó, nổi bật lên là Dục Thúy sơn. Trước đây núi có tên là Sơn Thúy. Tên Dục Thúy là do Trương Hán Siêu đặt. Có người giải thích núi giống hình chim trả, lại ở trên bờ sông, nên gọi là Dục Thúy, với nghĩa là chim trả tắm (dục: tắm, thúy: chim trả). Không rõ Trương Thiếu bảo gọi là Dục Thúy sơn có phải vì lẽ đó không, hay chỉ đơn thuần là núi tắm trong xanh biếc (thúy. xanh biếc). Dù thế nào thì tên gọi Dục Thúy sơn cũng rất đẹp và thơ mộng, người chưa được đến thăm có thể qua tên mà hiểu cảnh.
Từ lâu Dục Thúy sơn đã là đề tài hấp dẫn của thi ca. Nhiều thi sĩ lừng danh đã có thơ về danh thắng này như Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh. Lê Thánh Tông, Tản Đà… Tuy nhiên tình của Nguyễn Trãi đối với Dục Thúy sơn thơ của Nguyễn Trãi về Dục Thúy sơn cần có những nét riêng.
Nguyễn Trãi viết Dục Thúy sơn với hai nguồn cảm hứng: cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng hoài cổ. Ở nguồn cảm hứng nào người đọc cũng thấy những nét riêng, độc đáo của Ức Trai.
Trong dòng cảm hứng yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp đất nước, tác giả đến với Dục Thúy sơn. Nhưng Dục Thúy sơn với Ức Trai dường như có mối duyên riêng, nhà thơ thường tới viếng thăm:
“Tiền niên lũ vãng hoàn”.
(Năm xưa (ta) từng lui tới đây nhiều lần)
Không rõ trong đời mình Ức Trai bao lần đặt chân lên núi Dục Thúy, nhưng ở thơ chữ Hán đã có lần ông nhắc tới:
“Dục Thúy vũ tình phong tự ngọc “
(Dục Thúy mưa tan non tự ngọc)
(Vọng Doanh)
Nhà thơ có một ấn tượng sâu sắc về danh thắng này, đó là “núi tiên”. “cảnh tiên”. Trong một đoạn thơ ngắn, thi sĩ hai lần dùng từ tiên làm định ngữ để nói về núi Dục Thúy, về cảnh Dục Thúy. Thơ Đường có phép kị trùng chữ. Nhưng ở đây để làm nổi bật vẻ đẹp thần diệu của Dục Thúy sơn. Nguyễn Trãi đã bất chấp luật kiêng kị đó để phóng bút dùng hai chữ tiên. Trong cảm nhận ngôn ngữ của người Việt, tiên thường gợi lên sự thần diệu, phi thường, thoát tục (phép tiên, cầu tiên ) sự sung sướng, hạnh phúc (sướng như tiên), vẻ đẹp (đẹp như tiên). Từ tiên trong “núi tiên”. “cảnh tiên” gây ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp huyền ảo của Dục Thúy sơn. Người không mang cảm quan tôn giáo, nước cảnh đẹp cũng như đang vào cõi mộng, cõi tiên. Cái hiện hữu được khẳng định (hữu tiên san) càng làm nổi bật cái hư ảo, kì diệu:
Tiên cảnh trụy trần gian
(Như cảnh tiên rơi xuống cõi trần)
Dục Thúy sơn là sáng tạo tuyệt vời của hóa công, không phải cho cõi trần, không phái từ cõi trần mà cho tiên giới, từ liên giới. Một chút “vô thức” (đánh rơi) đã tô điểm thêm vẻ đẹp hạ giới.
Tác giả dùng hình tượng hoa sen để gợi tả vẻ đẹp Dục Thúy sơn. Dù không bắt nguồn từ cảm hứng tôn giáo thì hình tượng đó vẫn mang đậm dấu ấn linh thiêng thoát tục của Phật giáo:
“Liên hóa phù thủy thượng”.
(Núi tựa (như) đóa hoa sen nổi trên mặt nước)
Về mặt liên tưởng, nhà thơ đã có liên tưởng khá xác thực – núi trên dòng sông với đóa sen trên mặt nước. Về mặt nội dung thẩm mĩ, hoa sen là biểu tượng của vẻ đẹp tinh khiết, rất phù hợp với cảnh tiên, non tiên.
Nhìn chung, trong bốn câu thơ đầu tác giả tập trung cảm hứng vào vẻ đẹp thần tiên, huyền ảo của Dục Thúy sơn. Nguồn cảm hứng đó bất chợt không liền mạch khi tác giả phát hiện ra một vẻ đẹp khác, không kém mĩ lệ mà lại có phần quyến rũ hơn, say người hơn:
Tháp bảo trâm thanh ngọc
Ba quang kính thúy hoàn.
(Bóng ngọn tháp (trên núi trông giống như cái) cái trâm bằng ngọc xanh Ánh sáng (lấp lánh trên) sóng nước tự như gương soi mái tóc xanh (biếc).
Khoan nói tới những nét đặc sắc đầy tính nhân văn trong hình tượng thơ Ức Trai. Hãy nói đến người đầu tiên, sáng tạo ra hình ảnh này – nhà thơ Trương Hán Siêu:
Trung lưu quang tháp ảnh
(Giữa dòng in bóng tháp)
(Bài Dục Thúy sơn của Trương Hán Siêu)
Thi sĩ lớn đời Trần chú ý đến vẻ đẹp của bóng tháp in trên dòng sông, kể cũng đã là người biết thưởng thức, biết phát hiện ra vẻ đẹp. Tuy nhiên, ngọn tháp trong thơ và trong văn Trương Hán Siêu vẫn là hình ảnh ngọn tháp thật, chưa thấm hồn người: “Tháp xây bốn tầng, đêm tỏa hào quang, kẻ xa người gần đều trông thấy rõ” (Bài kí Tháp Linh Tế ở núi Dục Thủy). Và nếu có cảm xúc thì đó là cảm xúc về vẻ đẹp kì vĩ của ngọn tháp: “Tháp cao sừng sững, thế chạm trời xanh, tô thêm vẻ đẹp của non sông, tranh công xây dựng cùng tạo hóa” (Bài kí Tháp Linh Tế ở núi Dục Thủy). Cảm xúc của Trương Hán Siêu là cảm xúc của người yêu thiên nhiên, có pha chút hứng khởi, tự hào, chưa có gì đặc biệt.
Hình tượng ngọn tháp trong thơ Nguyễn Trãi là một sự kế thừa nhưng đã nâng cao lên rất nhiều, đã thành một sáng tạo vô cùng độc đáo: bóng tháp in trên dòng sông như chiếc trâm ngọc bích cài trên mái tóc dài xanh mướt của người thiếu nữ. Một liên tưởng hết sức hợp lí nhưng cũng hết sức bất ngờ. Cảnh vật không chỉ nên thơ, nên họa mà còn mang cả hồn người. Nguyễn Trãi đem cả tình đời, tình yêu nhuốm vào cảnh vật. Ức Trai đã cảm xúc vẻ đẹp của ngọn tháp, của dòng sông không phải như đứng trước một cảnh tượng hùng vĩ mà như đứng trước một thiếu nữ. Chính chất đa tình này đã làm nên vẻ đẹp độc đáo và đầy tính chất nhân văn của thơ Nguyễn Trãi, đã làm nên cá tính sáng tạo của thi sĩ. Trong bài Cây chuối. Nguyễn Trãi đã nhìn đọt lá chuối non qua lăng kính tình yêu để có “Tình thư một bức phong còn kín” thì ở bài Dục Thúy sơn tác giả cũng nhìn bóng tháp, dòng sông với lăng kính ấy. Có điều cần nói thêm về bản dịch: “Bóng tháp hình trâm ngọc. Gương sông ánh tóc huyền” đã không lột tả được màu xanh trong của trâm ngọc (thanh ngọc), màu xanh biếc của tóc (thúy hoàn) nên làm mất đi cái nhìn rất trẻ, rác đa tình của tác giả.
Đọc những câu thơ tả cảnh Dục Thúy sơn của Ức Trai, ta tưởng chừng nhà thơ đã thả hết hồn mình vào cảnh vật, chỉ còn biết ngất ngây, say đắm trước thiên nhiên. Nhưng thật bất ngờ và kì lạ, mạch cảm hứng của thi nhân bỗng nhiên đột ngột chuyển hướng:
“Hữu hoài Trương Thiếu bảo.
Bi khắc tiển hoa ban “.
(Nhớ ông Thiếu bảo người họ Trương
Bia khắc (của ông) đã lốm đốm hoa rêu)
“Hữu hoài” dịch là “nhớ xưa”, chưa lột tả được cảm xúc hoài niệm về quá khứ có pha chút hoài cổ của nhà thơ. Nguyễn Trãi nhớ về Trương Hán Siêu và ngậm ngùi khi thấy bia khắc của ông đã lốm đốm hoa rêu phủ. Tâm trạng Ức Trai có phần giống tâm trạng Trương Hán Siêu thuở trước khi thấy cảnh Dục Thúy “sự hưng vong thành bại mới trải hai trăm mấy mươi năm mà đã trở thành dấu vết cũ kĩ” (Bài ký Tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy). Đó là cảm hứng hoài cổ bắt nguồn từ lẽ hưng vong của tạo hóa. Tuy nhiên, cảm hứng hoài cổ của Nguyễn Trãi khác cảm hứng hoài cổ mà ta thường gặp ở nhiều tác giả văn học trung đại. Trong thơ Ức Trai luôn có sự đối lập giữa tạo hóa vĩnh hằng và con người trong khoảnh khắc:
“Kim cổ vô cùng giang mạc mạc,
Anh hùng hữu luận, diệp tiêu tiêu
(Xua nay thời gian không cùng (như) dòng sông bát ngát,
Đời anh hùng mang mối hận (như) lá rụng veo veo).
(Vãng hứng)
Ở bài Dục Thúy sơn cũng có sự đối lập nói trên: cảnh vật còn đây, bia đá còn đây, những nét chữ đang mờ dần bởi rêu phủ và Trương Thiếu bảo không còn. Con người – một thực thể khát khao sống, khát khao yêu thì cuộc đời “hữu hạn”, còn tạo vật – thực thể vô tri lại tồn tại vĩnh hằng. Nguyễn Trãi buồn, xót xa, ngậm ngùi vì lẽ đó. Cũng chính vì vậy mà nỗi buồn hoài cổ của Nguyễn Trãi là nỗi buồn mang giá trị nhân bản sâu sắc.
Từ những điều phân tích ở trên, có thể nói bài thơ Dục Thúy sơn đã đem đến cho người đọc nguồn cảm xúc thẩm mĩ dồi dào: cảm xúc về vẻ đẹp của danh thắng, vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật và đặc biệt là vẻ đẹp của tâm hồn Ức Trai: yêu thiên nhiên, yêu đất nước, giàu chất nhân văn.
Nghị luận Dục Thúy Sơn (mẫu 6)
Tình yêu thiên nhiên là nguồn cảm hứng thường thấy trong các sáng tác của Nguyễn Trãi. Phía sau mỗi bức tranh thiên nhiên, thi sĩ thường khéo léo bày tỏ nỗi niềm suy tư, trăn trở về cuộc đời, thế sự. Điều này được thể hiện rõ nét qua tác phẩm "Dục Thúy sơn". Bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể ngũ ngôn luật thi đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm cho bạn đọc bởi cảnh sắc nên thơ, trữ tình.
Trước hết, Nguyễn Trãi khéo léo nhắc tới vị trí tọa lạc của núi Dục Thúy:
"Hải khẩu hữu tiên san"
("Cửa biển có non tiên")
Cụm từ "tiên san" gợi ra hình ảnh ngọn núi tiên gần ngay cửa biển "hải khẩu". Dù đã ghé thăm nhiều lần "tiền niên lũ vãng hoàn" nhưng thi sĩ vẫn cảm thấy nơi đây đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Vẻ đẹp ấy được tạo nên bởi những hình ảnh vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.
Ngắm nhìn cảnh sắc tươi đẹp ở nơi đây, con người không khỏi say đắm:
"Liên hoa phù thủy thượng;
Tiên cảnh trụy trần gian."
Qua quan sát, cảm nhận, thi nhân tưởng tượng dáng núi giống như bông hoa sen thanh khiết đang nở rộ giữa dòng nước trong xanh. Hình ảnh ẩn dụ "liên hoa phù thủy thượng" đã cho thấy đây là một liên tưởng, so sánh thú vị và mới lạ. Sen tượng trưng cho vẻ đẹp giản dị, trong sáng. Ví dáng núi như hoa sen, Ức Trai muốn tô đậm sự thuần khiết, tươi đẹp của núi non, sông nước nơi đây. Đến với câu thơ tiếp theo, nhà thơ tiếp tục đưa ra lời khẳng định về cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Chữ "tiên" một lần nữa được sử dụng nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp huyền diệu, lung linh như chốn tiên cảnh của núi Dục Thúy. Đứng trước cảnh tượng ấy, con người cứ ngỡ đây là "cõi tiên rơi xuống trần gian".
Có thể thấy, bức tranh thiên nhiên trong bốn câu thơ đầu được thi sĩ miêu tả thông qua điểm nhìn từ xa, tầm bao quát rộng. Bức tranh ấy nhuốm màu sắc của tiên giới - huyền ảo, diệu kì.
Đến với những câu thơ tiếp theo, khung cảnh núi Dục Thúy hiện ra vô cùng chân thực, rõ nét:
"Tháp ảnh trâm thanh ngọc;
Ba quang kính thúy hoàn."
Trong bài thơ "Dục Thúy sơn", Trương Hán Siêu từng viết "Trung lưu quang tháp ảnh," ("Lòng sông in bóng tháp"). Nếu như Trương Hán Siêu chỉ đơn thuần miêu tả hình ảnh ngọn tháp in bóng lên dòng nước thì Nguyễn Trãi lại mang đến sự sáng tạo độc đáo. Ông ví bóng tháp trên mặt nước giống như chiếc trâm cài tóc của người thiếu nữ. Chiếc trâm ấy được làm từ ngọc và có màu xanh. Khi xưa, các thi nhân thường lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả nét đẹp của con người. Đến với "Dục Thúy sơn", Nguyễn Trãi lại lấy nét đẹp đằm thắm, duyên dáng của người con gái để hình dung dáng núi soi bóng trên sóng biếc. Đây quả là một hình ảnh so sánh rất hiện đại và đặc biệt. Sự liên tưởng và bút pháp mới lạ tiếp tục được thể hiện thông qua dòng thơ "Ba quang kính thúy hoàn". Giờ đây, ánh sáng dòng nước như đang soi chiếu mái tóc xanh biếc. Như vậy, thi sĩ không chỉ cảm nhận thiên nhiên qua đôi mắt tinh tường mà còn bằng trái tim, tấm lòng đong đầy tình yêu. Nhờ đó, cảnh vật càng trở nên có hồn.
Tương tự bao sáng tác khác, hai câu thơ cuối chính là dòng tâm trạng, những suy ngẫm của nhà thơ:
"Hữu hoài Trương Thiếu bảo;
Bi khắc tiển hoa ban."
Trong khoảnh khắc ngắm nhìn núi Dục Thúy, Nguyễn Trãi vẫn không quên hướng tấm lòng nhớ thương, hoài niệm tới cố nhân - Trương Thiếu bảo. Nhìn tấm bia khắc chữ của người xưa nay đã lốm đốm rêu, thi sĩ lại bùi ngùi nhớ về vị danh sĩ đời Trần, được nhiều vị vua trọng dụng. Lời thơ chậm rãi, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần lột tả nỗi niềm nhớ tiếc sâu lắng mênh mông. Dù vật đổi sao trời, nước sông kia dâng rồi lại xuống, đất nước trải qua bao biến cố, thăng trầm nhưng dưới làn rêu xanh, những nét chữ trên bia đá vẫn vẹn nguyên giá trị. Qua hai câu thơ ngắn gọn, ta cảm nhận được tấm lòng "uống nước nhớ nguồn" cao đẹp của một con người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế như Nguyễn Trãi.
Bằng hình ảnh mĩ lệ, giàu sức gợi, giọng thơ nhịp nhàng cùng các biện pháp tu từ như so sánh "Tháp ảnh trâm thanh ngọc;/ Ba quang kính thúy hoàn.", ẩn dụ "liên hoa phù thủy thượng", nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh đẹp đẽ về núi Dục Thúy. Đồng thời, khéo léo bộc lộ suy tư về con người, lịch sử và dân tộc.
"Dục Thúy sơn" chính là một sáng tác tuyệt vời của Nguyễn Trãi - con người yêu thiên nhiên, yêu đất nước da diết. Bài thơ khiến chúng ta không quên hình ảnh núi Dục Thúy vừa kì vĩ, vừa thơ mộng cùng tấm lòng "uống nước nhớ nguồn" cao quý mà thi sĩ gửi tới người xưa.