Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 89 (Kết nối tri thức 2023) | Giáo án Ngữ văn 11

Chúng tôi xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 11 Thực hành tiếng Việt trang 89 sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ 70k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

- HS nhận biết được hiệu quả sử ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

2. Kĩ năng

- Những kỹ năng thuộc về hoạt động nói và hoạt động nghe trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói

- Những kỹ năng thuộc về hoạt động viết và hoạt động đọc trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ viết

- Phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; tránh nói như viết hoặc viết như nói.

3. Phẩm chất

Tự giác thực hành luyện tập thêm và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm khi giao tiếp. Có thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm với lời nói cả bản thân khi tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học

- Máy chiếu, bảng, máy tính.

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.

- HS: sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài.

b. Nội dung: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

c. Sản phẩm: Hình vẽ trên màn hình.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm cần đạt

Giao nhiệm vụ:

- GV  cho HS xem 2 đoạn clip:

+ Đoạn 1: Trích trong “Phim hài tết 2017 - Để cho tôi yên”

+ Đoạn 2: Trích trong  “Nhật Đặng Thùy Trâm”

- GV đặt câu hỏi: Như vậy, từ việc xem hai đoạn clip trên, chúng ta thấy để trao đổi ý nghĩ, tình cảm, thông tin cho nhau con người cần tiến hành bằng những cách nào ?

Thực hiện nhiệm vụ:

HS trả lời câu hỏi

Báo cáo thảo luận:

GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi và nhắc lại kiến thức Tiếng Việt đã học ở Bài 1.

Phân tích kết luận:

- GV nhận xét:

- GV dẫn dắt vào vấn đề: Không phải ngẫu nhiên mà người ta chia ra phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (gọt giũa). Để thấy rõ sự khác nhau này, ta cùng nhau đi vào tìm hiểu hai đặc trưng tiêu biểu của nó: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

 

 

 

 

 

 

HS trả lời câu hỏi

ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ chữ viết.

2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 

Nội dung 1: Kiến thức cần nhớ về đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, ghi nhớ một số nội dung kiến thức về đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để vận dụng giải quyết các bài tập.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức qua kỹ thuật công não – thông tin phản hồi. 

c. Sản phẩm: Hệ thống hóa kiến thức trên máy chiếu.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

Giao nhiệm vụ:

GV đưa ra các ví dụ và đặt câu hỏi: Cần lưu ý những gì trong việc sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

- Ví dụ 1: Chí Phèo là truyện ngắn đỉnh nhất của Nam Cao. Tác phẩm đã miêu tả quá ư chân thực tâm của người nông dân trong xã hội cũ.

- Ví dụ 2: Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà? AI thế nhỉ?

(Kim Lân, Vợ nhặt)

Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK và trả lời câu hỏi.

GV quan sát và hỗ trợ HS

Báo cáo thảo luận:

- Học sinh trả lời.

- Học sinh khác thảo luận, nhận xét.

Phân tích kết luận:

- Giáo viên kết luận.

- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức

* Xét ví dụ 1: Trong VD1, người viết đã mắc lỗi phong cách khi sử dụng những từ ngữ mang đậm tính khẩu ngữ: “đỉnh”, “quá ư”.

*Xét ví dụ 2: Trong VD2, đoạn văn miêu tả tâm lí bà cụ Tứ có sự xuất hiện của nhiều câu văn mang hình thức nửa trực tiếp. Lời người kể chuyện nương theo ý thức của nhân vật, tái hiện những “tiếng nói” đang vang lên trong nhân vật. Một số cách diễn đạt mang dấu ấn của khẩu ngữ được bảo lưu trong lời kể: Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà ấy nhỉ?....

Những lưu ý trong việc sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Tùy hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Nhưng nếu đã sử dụng ngôn ngữ ở dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ, đặt câu phù hợp với dạng đó. Tình trạng lạc phong cách (dùng các phương tiện đặc trưng của ngôn ngữ nói cho văn bản viết và ngược lại) là điều cần tránh.

- Trong tác phẩm truyện, sự mô phỏng, tái tạo ngôn ngữ nói bằng ngôn ngữ viết là một đối tượng khảo sát, nghiên cứu thú vị. Sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản nghệ thuật tạo ra một số hiện tượng đặc biệt về lời văn.

- Khả năng miêu tả ngôn ngữ gắn liền với những đặc điểm cá thể của nhân vật (xuất thân, địa phương, môi trường sống, tầng lớp xã hội,…) là một bước tiến của tự sự hiện đại.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 9 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Thực hành tiếng Việt trang 89.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Một thời đại trong thi ca

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 89

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Giáo án Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội

Giáo án Củng cố, mở rộng trang 97

Để mua Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc