Trả lời Câu 2 trang 48 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Củng cố, mở rộng lớp 11 trang 48 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 11 trang 48 Tập 1
Trả lời:
Người phụ nữ Việt Nam từ xưa đã trở thành một đề tài không thể thiếu trong văn chương cả trong cổ đại và hiện đại, đặc biệt trong văn chương hiện đại, chúng ta phải kể đến đó là nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Đây là hai hình tượng người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong hai tình cảnh khác nhau để lại trong người đọc nhiều suy ngẫm. Đầu tiên là thị Nở. Dưới ngòi bút của Nam Cao, thị Nở hiện lên là một người phụ nữ xấu xí, đã quá tuổi lấy chồng và tính cách có thể coi là dở hơi, không bình thường. Thị nên duyên với Chí Phèo – con quỷ của làng Vũ Đại. Ban đầu, thị cũng cảm thấy hạnh phúc, vui sướng khi đón nhận tình yêu của Chí, thị quan tâm, chăm sóc cho hắn như những người yêu nhau thật sự mà bỏ qua quá khứ của hắn. Tình yêu của thị giản dị nhưng đã cảm hóa được Chí, khiến hắn muốn từ bỏ con đường hiện tại, trở lại cuộc sống làm người lương thiện. Nhưng cái dở hơi ở đây là thị lại nghe lời cô mình, thị đinh ninh chia tay hắn mà để rồi gây ra thảm kịch phía sau. Dù vậy, chúng ta không thể đánh giá nhân vật thị Nở là người xấu bởi thị làm như vậy cũng không sai, thị cũng như bao người phụ nữ khác, mong muốn tình yêu, khát khao hạnh phúc nhưng Chí không phải là người tốt lành gì. Nam Cao không khen, cũng không chê nhân vật này bởi ông luôn tin tưởng vào sự lương thiện của con người. Ở một phương diện khác, tại nạn đói năm Ất Dậu ấy, trong Vợ nhặt của Kim Lân – nhân vật người vợ nhặt hiện lên với sự thay đổi về tính cách bởi hoàn cảnh. Thị cũng là nạn nhân của nạn đói, không việc làm, không nhà cửa. Với điệu bộ chao chát, sưng sỉa, thị tin vào câu hò của Tràng và theo anh về làm vợ mà không hề biết đến gia cảnh. Sau khi nói chuyện với bà cụ Tứ, chấp nhận cuộc sống vợ chồng này, thị liền thay đổi, trở thành một “người phụ nữ hiền hậu, đảm đang” – vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Tính cách trước và sau khi về làm vợ Tràng của thị hoàn toàn thay đổi và nó thể hiện đúng bản chất của người phụ nữ Việt Nam, khi đến đường cùng họ có thể làm mọi cách để được sống nhưng khi trở lại cuộc sống bình thường, học vẫn sẽ là người phụ nữ khiêm nhường đáng kính trọng. Qua đây, ta thấy được hai tác phẩm đều thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Một bên, Nam Cao khoan dung, luôn tin tưởng vào nhân cách của con người trong mọi hoàn cảnh, dù thế nào họ vẫn sẽ tìm được bản chất lương thiện vốn có bên trong con người mình. Đối với Kim Lân, đó là tinh thần khát khao được sống, được tìm thấy hạnh phúc trong nạn đói bao trùm, là tình yêu thương của người mẹ già dành cho con cái cùng những lời động viên hướng đến tương lai tươi sáng. Cuối cùng, cả hai tác phẩm đều nhằm tố cáo xã hội lúc bấy giờ với những chính sách tàn bạo, tay sai của thực dân đế quốc đã đẩy con người đến tận cùng của khổ đau, khiến họ bị tha hóa về nhân cách.