Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS
I. Đôi nét về tác giả Cô-phi An-nan
- Cô-phi An-nan sinh ngày 8-4-1938 tại Ga-na, một nước cộng hòa thuộc châu Phi
- Ông bắt đầu làm việc tại tổ chức Liên hợp quốc từ năm 1962 và đã trải qua nhiều cương vị, chức vụ khác nhau:
+ 1996, ông được cử giữ chức Phó Tổng thư kí Liên hợp quốc phụ trách giữ gìn hòa bình
+ Từ ngày 1-1-1997, ông trở thành người thừ bảy và là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc. Ở vai trò này, ông đã ra Lời kêu gọi hành động gồm 5 điều về đấu tranh chống đại dịch HIV/AIDS và kêu gọi thành lập Quỹ sức khỏe và AIDS toàn cầu vào tháng 4-2001
- Năm 2001, tổ chức Liên hợp quốc và cá nhân ông được trao giải thưởng Nô-ben Hòa bình
II. Đôi nét về tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống aid,1-12-2003
1. Hoàn cảnh ra đời
Văn bản là thông điệp của Cô-phi An-nan gửi nhân dân thế giới nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2002
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “chống lại dịch bệnh này”): Đặt vấn đề - Tầm quan trọng của việc phòng chống đại dịch HIV/AIDS
- Phần 2 (tiếp đó đến “im lặng đồng nghĩa với cái chết”): Giải quyết vấn đề - Tổng kết thực trạng hành động và nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS
- Phần 3 (còn lại): Kết thúc vấn đề - Lời kêu gọi phòng chống HIV/AIDS
3. Giá trị nội dung
Bản thông điệp khẳng định phòng chống HIV/AIDS phải là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, và những cố gắng của con người về mặt này vẫn còn chưa đủ. Tác giả thiết tha kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới hãy coi việc đẩy lùi lại đại dịch đó là công việc của chính mình, hãy sát cánh bên nhau để cùng “đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử” với những người bị HIV/AIDS
4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng thành công thể loại nghị luận với luận điểm, luận cứ, luận chững rõ ràng, xác thực
- Vận dụng sáng tạo các thao tác lập luận so sánh, bác bỏ...
- Lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu sức thuyết phục
III. Phân tích tác phẩm
a) Dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Cô-phi An-nan
- Giới thiệu khái quát về văn abrn “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS, 1-12-2003” (hoàn cảnh ra đời, nội dung chính...)
II. Thân bài
1. Đặt vấn đề: Tầm quan trọng của đại dịch HIV/AIDS
- Nhắc lại việc cam kết của các quốc gia trên thế giới nhất trí để đánh bại HIV/AIDS cần có sự cam kết, nguồn lực và hành động
- Nhắc lại Tuyên bố cam kết phòng chống HIV/AIDS năm 2001
→ Đưa ra các mục tiêu cụ thể kèm theo thời hạn để chiến đấu chống lại đại dịch này
⇒ Vấn đề được đặt ra trực tiếp, nghiêm túc
2. Giải quyết vấn đề: Thực trạng hành động chống HIV/AIDS và nhiệm vụ của mọi người, mọi quốc gia
a) Thực trạng hành động chống HIV/AIDS
- Những việc đã làm được:
+ Ngân sách tăng đáng kể
+ Thành lập quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét
+ Đa số các nước đã xây dựng chiến lược quóc gia về phòng chống HIV/AIDS
+ Nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS
+ Nhiều tổ chức và nhóm từ thiện tham gia tích cực
→ Nhân loại đã tập trung nhân lực, tiền của để chống lại đại dịch và hiểm họa này
- Thực trạng hiện nay:
+ HIV/AIDS đang hoành hành
+ Gây tử vong cao, tuổi thọ giảm
+ Lây lan với tốc độ báo động, đặc biệt ở phụ nữ
+ Độ lan rộng rất nhanh
→ Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, tạo sức thuyết phục đối với người đọc
- Hậu quả:
+ Không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra
+ Bị chậm trong việc giảm quy mô và tốc độ của dịch
→ Hậu quả: chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu nào trong năm 2005
b) Nhiệm vụ của mọi người, mọi quốc gia trong giai đoạn tiếp theo
- Nỗ lực hơn nữa để thực hiện cam kết
- Phải công khai lên tiếng về HIV/AIDS
- Phải đối mặt với sự thật
- Không phân biệt đối xử, kì thị với những người bị HIV/AIDS
- Đừng để một ai ảo tưởng
- Im lặng đồng nghĩa với cái chết
3. Kết thúc vấn đề: Lời kêu gọi phòng chống HIV/AIDS
- Lời kêu gọi đoàn kết, không phân biệt đối xử và không quên nhiệm vụ của mỗi người tỏng sứ mệnh chung của toàn nhân loại
- “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: phòng chống HIV/AIDS là vấn đề quan tâm hàng đầu và cần sự chung tay, góp sức của tất cả mỗi người
+ Nghệ thuật: nghệ thuật lập luận sắc sảo, bố cục rõ ràng, chứng cứ xác thực, lời văn ngắn gọn, súc tích,...
- Bài học cho bản thân: nhận thức đứng đắn về đại dịch HIV/AIDS, chung tay phòng chống HIV/AIDS, có thái độ phù hợp, văn minh với những người nhiễm HIV/AIDS...
b) Phân tích tác phẩm
Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống aid,1-12-2003 – Bài văn mẫu số 1
Trong một thời đại biến động khôn lường, chuyện phải nghe, được nghe những bản thông điệp mang các nội dung “hệ trọng”, “cấp bách” không phải là chuyện gì đặc biệt. Do quá quen với điều này, không ít người đã tỏ ra bàng quan, thờ ơ, thậm chí dị ứng với mọi thông điệp đủ loại, cho dù chúng được phát ra từ các cá nhân có cương vị xã hội quan trọng hay từ các tổ chức chính trị - xã hội lớn đến mức nào đi chăng nữa. Những kiểu phản ứng tiêu cực này cũng có thể được khắc phục, nếu bản thông điệp hội tụ được các điều kiện cốt yếu sau đây:
Hàm chứa thông tin đặc biệt về một vấn đề thực sự bức thiết đối với cuộc sống của cộng đồng. Cái gọi là “bức thiết” đó phải mang tính khách quan chứ không phải, không thể là một sự “bức thiết” dược nguy tạo nhằm những mục tiêu không trong sáng, cao thượng.
Được nói (viết) bới một con người có nhân cách cao quý, có uy vọng lớn trong xã hội, biết đảm bảo sự thống nhất giữa lời nói và việc làm.
Có lẽ chưa ai đo mức độ tác động của lời kêu gọi mà Cô-phi An-nan phát ra nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003, nhưng đối chiếu những điều được phản ánh trong bản thông điệp với tình hình thế giới hiện nay, ta có cơ sở để nói rằng, đây là văn kiện thực sự có ý nghĩa đối với cuộc sống toàn nhân loại.
Đối tượng hướng tới của bản thông điệp là tất cả mọi người, mọi tổ chức xã hội, mọi quốc gia trên trái đất. Chính cương vị Tổng thư kí Liên hợp quốc của Cô-phi An-nan đã đặt bản thông điệp chống HIV/AIDS vào một tương quan phát – nhận có tầm vóc toàn cầu mà không phải bản thông điệp nào, của ai cũng đạt tới được. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là người phát thông điệp không tự tách mình ra như một cá nhân ưu trội, chỉ biết đến sự yêu cầu, sai khiến hay truyền đạt, hô hào. Việc tự nhận thức được trách nhiệm hàng đầu của mình và của tổ chức do mình phụ trách không hề ngăn cản ông chọn cách phát biêu hết sức gần gũi và đầy tinh thần dân chủ. Do vậy, những lời trong bản thông điệp dễ được cảm nhận như là tiếng nói của lương tri ở mỗi chúng ta, và những thành tích hay sự trì trệ, tiêu cực được nêu lên trong đó được hiểu là những thành tích hay thiếu sót mà cả nhân loại không ai không dự phần trách nhiệm. Đại từ xưng hô “chúng ta” (we) được chọn dùng trong bản thông điệp quả đã có tác dụng thống nhất toàn thế giới vào một mặt trận, vào một mối quan tâm chung. Đó là sự lựa chọn tuyệt đối phù hợp.
Một bản thông điệp thường có độ dài vừa phải và mỗi câu nói đều chở nặng thông tin. Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, I – 12 – 2003 cũng có đặc điểm này và thông tin chính được dồn tụ ở mấy câu sau:
“Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình”.
“Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
“Hãy cùng tôi đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này”.
Qua những câu then chốt đó, có thể xác định vấn để trung tâm mà bản thông điệp hướng tới là : chúng ta phải có những nỗ lực cao nhất để ngăn chặn đại dịch AIDS trên cơ sở lí trí sáng suốt, tình nhân loại và ý thức tự bảo vệ cuộc sống của mình.
Đã là một bản thông điệp, mọi điều được đưa ra (yêu cầu, đề nghị) đều phải có cơ sở pháp lí và đạo lí vững vàng. Thông điệp của Cô-phi An-nan cũng được xây dựng trên các yếu tố nền tảng như:
Đã có cam kết quốc tế về việc chống HIV/AIDS với những mục tiêu và thời hạn cụ thể.
Tuy vậy, chúng ta chưa hoàn thành được một số mục tiêu đặt ra cho năm 2003, “đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đã để ra cho năm 2005”.
Trong khi đại dịch HIV/AIDS đang hoành hành dữ dội thì nhiều quốc gia vẫn chưa “đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình”, thêm nữa, thái độ kì thị đối với người bị HIV/AIDS vẫn còn phổ biến.
Nói một cách khái quát, cơ sở để Cô-phi An-nan phát lời kêu gọi kiên quyết tuyên chiến với HIV/AIDS chính là: “Ngày hôm nay, chúng ta đã cam kết và các nguồn lực đã được tăng lên. Song những hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế”.
Để thuyết phục mọi người hiểu ràng các nỗ lực chống HIV/AIDS của chúng ta thời gian qua là hoàn toàn chưa đủ, tác giảbản thông điệp đã chú ý làm rõ tốc độ lây lan chóng mặt của “căn bệnh thế kỉ” cùng với những con số và sự kiện xác thực. Với tốc độ lây lan ấy, đại dịch HIV/AID thường vẫn đẩy con người vào thế bị động để khiến con người luôn phải tự kiểm điểm với những câu nói bắt đầu bằng cụm từ “lẽ ra” – một cụm từ thể hiện sự hối tiếc, ân hận, day dứt: “Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi”.
Như đã nói ở trên, một trong những điều cơ bản làm nên sức thuyết phục của bản thông điệp chính là uy tín cá nhân của tác giả - cái vốn tồn tại vừa như một yếu tố phụ trợ bên ngoài lại vừa như là một thành tố cấu trúc của nó. Đọc bản thông điệp, ta thấy khá rõ tầm nhìn, bản lĩnh và tâm huyết của tác giả - người đứng đầu tổ chức Liên hợp quốc: khả năng bao quát vấn đề rộng, nhanh chóng nhìn ra điểm mấu chốt; dám đối diện với những bất cập của hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên thế giới hiện nay và phê phán nó một cách thẳng thắn; đầy tinh thần trách nhiệm và tình thương yêu đối với con người… Nhìn chung, đoạn văn được viết ra trên tinh thần đối thoại bình đẳng, hoàn toàn không gợi lên sự cách bức về địa vị xã hội giữa người nêu và người tiếp nhận bản thông điệp. Nó đánh thức lương tâm và tinh thần cộng đồng ở mỗi người. Nó cũng chỉ rõ mối quan hệ giữa việc bảo vệ hạnh phúc chung cho nhân loại và việc bảo vệ hạnh phúc riêng cho từng cá nhân con người: “Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ””. Đặc biệt, bản thông điệp còn chứa đựng những cách nói đầy ấn tượng, gần như minh triết: “Trong thế giới khốc liệt của A1DS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 là văn kiện giàu giá trị nhân văn và có khả năng thôi thúc hành động mạnh mẽ. Nó tuy ngắn mà có sức vang vọng, giúp chúng ta nhận thức rõ ý nghĩa vô cùng hệ trọng cúa cuộc đấu tranh chống lại đại dịch HIV/AIDS hiện nay trên thế giới, Tiếp nhận bản thông điệp, mỗi người chúng ta đều phải thấy rõ trách nhiệm của mình, không được thờ ơ, vô cảm hay khoanh tay đứng nhìn. Muốn bảo vệ cuộc sống hạnh phúc của chính bản thân và của nhân loại, dứt khoát chúng ta phải có những hành động cụ thể nhằm chống lại HIV/AIDS. Khi hành dộng, bên ta luôn có một người bạn đổng hành đáng tin cậy là chính Tổng Thư kí Liên hợp quốc Cô-phi An-nan.
Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống aid,1-12-2003 – Bài văn mẫu số 2
1. Những tri thức bổ trợ
a. Một vài thông tin về căn bệnh HIV/AIDS
Để hiểu được văn bản này, cần có một số hiểu biết tối thiểu về căn bệnh được coi là căn bệnh thế kỷ này.
AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficelency Syndrome”, nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phỉa, trong tiếng Pháp, thuật ngữ tương đương là SIDA, viết tắt “Syndrom de L’immunodéficience Acquise”. Thông thường, cơ thể chúng ta có khả năng miễn dịch và tự đề kháng chống lại nhiều bệnh tật, nhưng khi mắc phải bệnh này, cơ thể mất sức đề kháng, dẫn đến tử vong nhanh. Tác nhân gây ra bệnh là loại vi-rút gây suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể. Các đường lây lan chính của HIV là con đường sinh hoạt tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm với người sử dụng ma túy tiêm vào đường tĩnh mạch, đường lây lan từ mẹ truyền sang con nếu mẹ bị bệnh.
Người ta gọi nhiễm HIV là chỉ chung tất cả những ai đã mạng HIV trong cơ thể. Khi người nhiễm HIV đã ở mức độ trầm trọng, suy giảm miễn dịch cơ thể ở mức xét nghiệm máu có số Lympho bào T4< 200/m hoặc sức khỏe bị sa sút với nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Từ lúc nhiễm HIV đến lúc bị AIDS có thể trải qua một thời gian và khi đến giai đoạn AIDS thì rất nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện nay, chưa có cách nào đối phó hữu hiệu khi đã nhiễm bệnh. Cách tốt nhất là đề phòng đừng để bị nhiễm bệnh.
Theo báo cáo của Chương trình thống nhất của Liên hợp quốc về HIV/AIDS tháng 12 năm 2006, tổng số người chung sống với HIV trên thế giới là 39,5 triệu; số người nhiễm HIV trong năm 2006 là 4,3 triệu; số người chết vì AIDS năm 2006 là 2,9 triệu (TNT dẫn theo Wikipeda, bản tiếng Nga).
b. HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ của toàn thế giới
Do quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, căn bệnh này không cô lập ở riêng quốc gia nào mà lây lan khắp thế giới. Thực tế đòi hỏi nỗ lực chung của cộng đồng nhân loại thống nhất sức mạnh để chống lại căn bệnh thế kỷ này.
Vấn dề HIV/AIDS đòi hỏi thế giới phải thay đổi nhiều quan niệm cũ, nhưng không đặt vấn đề đạo đức của quan hệ tình dục mà là đặt vấn đề quan hệ tình dục an toàn; không kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị HIV/AIDS…
2. Phân tích tác phẩm
a. Phân tích theo kết cấu
Bức thông điệp gồm ba phần chính:
Phần thứ nhất (từ đầu đến “quá ít so với yêu cầu thực tế”): nhắc lại sự nhất trí về mục tiêu, thời hạn mà Đại hộ đồng Liên hợp quốc đã thông qua năm 2001 và đến ngày hôm nay lại cam kết và các nguồn lực đã tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế.
Phần thứ hai (tiếp theo đến “về chính trị và hành động thực tế của mình”): Nêu đối sánh một bên là những nỗ lực tăng lên và một bên là sự hoành hành dữ dội không có dấu hiệu suy giảm của căn bệnh HIV/AIDS. Từ đó, chỉ ra cần nỗ lực hơn nữa.
Phần thứ ba (phần còn lại): Chỉ ra việc cần công khai lên tiếng về HIV/AIDS, không im lặng, không phân biệt đối xử với người bị nhiễm bệnh, kêu gọi mọi người trên toàn thế giới sát cánh trong cuộc chiến chung chống lại căn bệnh HIV/AIDS.
b. Phân tích theo nội dung
Đánh giá về đại dịch HIV/AIDS và những thành tựu cũng như hạn chế của nhân loại trong việc đối phó với nạ dịch này.
Là một bức thông ddiepj, văn bản cần hết sức ngắn gọn và chính xác, trong phần thứ hai của thông điệp, tác giả ghi nhận những nỗ lực của thế giới về phương diện là thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống HIV/AIDS. Không những ở tầm quốc gia, quốc tế mà ở tầm các công ti, các tổ chức từ thiện (các tổ chức phi chính phủ như ta quen gọi) đang hoạt động tích cực cùng các tổ chức chính phủ và quốc tế ứng phó với đại dịch này.
Phần quan trọng của bản thông điệp là nêu những thông tin ngắn gọn nhưng thẳng thắn, không quanh co về nguy cơ to lớn của căn bệnh này: HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tử vong ở tỉ lệ cao trên thế giới và rất ít dấu hiệu suy giảm. Những con số thống kê đầy ấn tượng cho một cái nhìn toàn cảnh về căn bệnh này:
Về thời gian: “Mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV”.
Về không gian: “Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng”, “và “Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn – đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ khu vực Châu Á – từ dãy U-ran đến Thái Bình Dương”.
Về giới tính của người bị nhiễm bệnh: “HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây, phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới”.
c. Phân tích nguyên nhân, tác giả chỉ rõ:
“Chúng ta đã không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay theo Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS”.
“Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của địch so với chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2005. Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; lẽ ra chugns ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi”. Một laotj các khả năng đã không thành hiện thực đẻ phải đánh giá “Với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005”.
Những nhiệm vụ đòi hỏi nhân loại phải nỗ lực hơn nữa:
Sau khi đánh giá có tính chất phê phán, bản thông điệp khẳng định nhân loại cần nỗ lực hơn nữa “bằng những nguồn nhân lực và hành động cần thiết”. Theo tác giả, “Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình”. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở vì như chúng ta đã thấy những con số dẫn ở trên đây, cứ mỗi phút trôi qua, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV, và năm 2006 số người chết vì AIDS lên tới 2,9 triệu người.
Căn bệnh AIDS đã trở thành một sự thật hiển nhiên mà sự từ chối, lảng tránh đều trở nên vô nghĩa; và thái độ đối với người nhiễm bệnh cũng cần thay đổi. “Chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị châm hơn nữa, nếu ự kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với người bị HIV/AIDS”. Đây là cách nhìn hoàn toàn mới, rất tích cực và hiện thực về người nhiễm căn bệnh thế kỷ. Ngay ở Việt Nam, chúng ta cũng chưa hẳn là đã từ bỏ cách nhìn cũ, phân biệt đối xử với họ. Tác giả kêu gọi: “Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.
Như vậy, có hai ý tưởng chính của bức thông điệp, đó là: kêu gọi lên tiếng tức không né tránh, nói về căn bệnh thế kỷ, “lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS”; và từ bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm bệnh. Hai yêu cầu thật giản dị nhưng là để chiến thắng sức ỳ tâm lý của nhân loại.
3. Đặc điểm về nghệ thuật
Bản thông điệp là một văn kiện có tầm quốc tế, bàn về một vấn đề cấp thiết đang đặt ra trước toàn nhân loại. Có thể xem đây là một mẫu mực về lối văn nghị luận.
Kết cấu bản thông điệp rất rõ ràng, chặt chẽ. Các phần của bài viết không dài dòng, quanh co, chung chung mà đi thẳng vào vấn đề trọng tâm cần nói. Liên hệ về ý nghĩa các phần rất chặt chẽ.
Cách trình bày tư tuonwgr từ ngôi thứ nhất số nhiều (chúng ta) cũng là một nét nghệ thuật tinh tế: tất cả chúng ta đang sống trong thời đại có đại dịch HIV/AIDS, chúng ta cần sát cánh để thực hiện các nỗ lực... Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều này đặt tất cả người nghe vào vị trí của người tham gia, người trong cuộc chứ không phải là người quan sát thờ ơ bên ngoài.
Người viết bản thông điệp biết cách thể hiện cảm xúc của mình khi chuyển ngôi từ “chúng ta” sang “tôi”: “tôi kêu gọi”, “Hãy cùng tôi đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kỳ thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này”, “Hãy sát cánh cùng chúng tôi”,… những lời kêu gọi xuất phát từ “tôi” chứ không phải chúng ta thể hiện cảm xúc và trách nhiệm của tác giả, trên cương vị Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Phân tích tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống aid,1-12-2003 – Bài văn mẫu số 3
Trong một thời đại biến động khôn lường, chuyện phải nghe, được nghe những bản thông điệp mang các nội dung “hệ trọng”, “cấp bách” không phải là chuyện gì đặc biệt. Do quá quen với điều này, không ít người đã tỏ ra bàng quan, thờ ơ, thậm chí dị ứng với mọi thông điệp đủ loại, cho dù chúng được phát ra từ các cá nhân có cương vị xã hội quan trọng hay từ các tổ chức chính trị – xã hội lớn đến mức nào đi chăng nữa. Những kiểu phản ứng tiêu cực này cũng có thể được khắc phục, nếu bản thông điệp hội tụ được các điều kiện cốt yếu sau đây:
Hàm chứa thông tin đặc biệt về một vấn đề thực sự bức thiết đối với cuộc sống của cộng đồng. Cái gọi là “bức thiết” đó phải mang tính khách quan chứ không phải, không thể là một sự “bức thiết” dược nguy tạo nhằm những mục tiêu không trong sáng, cao thượng.
Được nói (viết) bới một con người có nhân cách cao quý, có uy vọng lớn trong xã hội, biết đảm bảo sự thống nhất giữa lời nói và việc làm.
Có lẽ chưa ai đo mức độ tác động của lời kêu gọi mà Cô-phi An-nan phát ra nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003, nhưng đối chiếu những điều được phản ánh trong bản thông điệp với tình hình thế giới hiện nay, ta có cơ sở để nói rằng, đây là văn kiện thực sự có ý nghĩa đối với cuộc sống toàn nhân loại.
Đối tượng hướng tới của bản thông điệp là tất cả mọi người, mọi tổ chức xã hội, mọi quốc gia trên trái đất. Chính cương vị Tổng thư kí Liên hợp quốc của Cô-phi An-nan đã đặt bản thông điệp chống HIV/AIDS vào một tương quan phát – nhận có tầm vóc toàn cầu mà không phải bản thông điệp nào, của ai cũng đạt tới được. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là người phát thông điệp không tự tách mình ra như một cá nhân ưu trội, chỉ biết đến sự yêu cầu, sai khiến hay truyền đạt, hô hào. Việc tự nhận thức được trách nhiệm hàng đầu của mình và của tổ chức do mình phụ trách không hề ngăn cản ông chọn cách phát biêu hết sức gần gũi và đầy tinh thần dân chủ. Do vậy, những lời trong bản thông điệp dễ được cảm nhận như là tiếng nói của lương tri ở mỗi chúng ta, và những thành tích hay sự trì trệ, tiêu cực được nêu lên trong đó được hiểu là những thành tích hay thiếu sót mà cả nhân loại không ai không dự phần trách nhiệm. Đại từ xưng hô “chúng ta” (we) được chọn dùng trong bản thông điệp quả đã có tác dụng thống nhất toàn thế giới vào một mặt trận, vào một mối quan tâm chung. Đó là sự lựa chọn tuyệt đối phù hợp.
Một bản thông điệp thường có độ dài vừa phải và mỗi câu nói đều chở nặng thông tin. Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, I – 12 – 2003 cũng có đặc điểm này và thông tin chính được dồn tụ ở mấy câu sau :
“Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình”.
“Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
“Hãy cùng tôi đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này”.
Qua những câu then chốt đó, có thể xác định vấn để trung tâm mà bản thông điệp hướng tới là: chúng ta phải có những nỗ lực cao nhất để ngăn chặn đại dịch AIDS trên cơ sở lí trí sáng suốt, tình nhân loại và ý thức tự bảo vệ cuộc sống của mình.
Đã là một bản thông điệp, mọi điều được đưa ra (yêu cầu, đề nghị) đều phải có cơ sở pháp lí và đạo lí vững vàng. Thông điệp của Cô-phi An-nan cũng được xây dựng trên các yếu tố nền tảng như :
Đã có cam kết quốc tế về việc chống HIV/AIDS với những mục tiêu và thời hạn cụ thể.
Tuy vậy, chúng ta chưa hoàn thành được một số mục tiêu đặt ra cho năm 2003, “đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đã để ra cho năm 2005”.
Trong khi đại dịch HIV/AIDS đang hoành hành dữ dội thì nhiều quốc gia vẫn chưa “đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình”, thêm nữa, thái độ kì thị đối với người bị HIV/AIDS vẫn còn phổ biến
Nói một cách khái quát, cơ sở để Cô-phi An-nan phát lời kêu gọi kiên quyết tuyên chiến với HIV/AIDS chính là : “Ngày hôm nay, chúng ta đã cam kết và các nguồn lực đã được tăng lên. Song những hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế”.
Để thuyết phục mọi người hiểu ràng các nỗ lực chống HIV/AIDS của chúng ta thời gian qua là hoàn toàn chưa đủ, tác giả bản thông điệp đã chú ý làm rõ tốc độ lây lan chóng mặt của “căn bệnh thế kỉ” cùng với những con số và sự kiện xác thực. Với tốc độ lây lan ấy, đại dịch HIV/AID thường vẫn đẩy con người vào thế bị động để khiến con người luôn phải tự kiểm điểm với những câu nói bắt đầu bằng cụm từ “lẽ ra” – một cụm từ thể hiện sự hối tiếc, ân hận, day dứt : “Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm ; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi”.
Như đã nói ở trên, một trong những điều cơ bản làm nên sức thuyết phục của bản thông điệp chính là uy tín cá nhân của tác giả – cái vốn tồn tại vừa như một yếu tố phụ trợ bên ngoài lại vừa như là một thành tố cấu trúc của nó. Đọc bản thông điệp, ta thấy khá rõ tầm nhìn, bản lĩnh và tâm huyết của tác giả – người đứng đầu tổ chức Liên hợp quốc : khả năng bao quát vấn đề rộng, nhanh chóng nhìn ra điểm mấu chốt ; dám đối diện với những bất cập của hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên thế giới hiện nay và phê phán nó một cách thẳng thắn ; đầy tinh thần trách nhiệm và tình thương yêu đối với con người… Nhìn chung, đoạn văn được viết ra trên tinh thần đối thoại bình đẳng, hoàn toàn không gợi lên sự cách bức về địa vị xã hội giữa người nêu và người tiếp nhận bản thông điệp. Nó đánh thức lương tâm và tinh thần cộng đồng ở mỗi người. Nó cũng chỉ rõ mối quan hệ giữa việc bảo vệ hạnh phúc chung cho nhân loại và việc bảo vệ hạnh phúc riêng cho từng cá nhân con người : “Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ””. Đặc biệt, bản thông điệp còn chứa đựng những cách nói đầy ấn tượng, gần như minh triết : “Trong thế giới khốc liệt của A1DS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 là văn kiện giàu giá trị nhân văn và có khả năng thôi thúc hành động mạnh mẽ. Nó tuy ngắn mà có sức vang vọng, giúp chúng ta nhận thức rõ ý nghĩa vô cùng hệ trọng cúa cuộc đấu tranh chống lại đại dịch HIV/AIDS hiện nay trên thế giới, Tiếp nhận bản thông điệp, mỗi người chúng ta đều phải thấy rõ trách nhiệm của mình, không được thờ ơ, vô cảm hay khoanh tay đứng nhìn. Muốn bảo vệ cuộc sống hạnh phúc của chính bản thân và của nhân loại, dứt khoát chúng ta phải có những hành động cụ thể nhằm chống lại HIV/AIDS. Khi hành dộng, bên ta luôn có một người bạn đổng hành đáng tin cậy là chính Tổng Thư kí Liên hợp quốc Cô-phi An-nan.