Tiết 14: DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
-Biết được số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
-nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
II.Đồ dùng dạy học:
-Vẽ sẵn tia số nhưSGK lên bảng (nếu có thể).
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2c, 2d của tiết 13, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: -GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được biết về số tự nhiên và dãy số tự nhiên. b.Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên: -GV: Em hãy kể một vài số đã học. (GV ghi các số HS kể là số tự nhiên lên bảng, các số không phải là số tự nhiên thì ghi riêng ra một góc bảng.) -GV yêu cầu HS đọc lại các số vừa kể. -GV giới thiệu: Các số 5, 8, 10, 11, 35, 237, … được gọi là các số tự nhiên. -GV: Em hãy kể thêm một số các số tự nhiên khác. -GV chỉ các số đã viết riêng từ lúc đầu và nói đó không phải là số tự nhiên. -GV: Bạn nào có thể viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0? -GV hỏi lại: Dãy số trên là dãy các số gì ? Được sắp xếp theo tứ tự nào? -GV giới thiệu: Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0 được gọi là dãy số tự nhiên. -GV viết lên bảng một số dãy số và yêu cầu HS nhận xét đâu là dãy số tự nhiên, đâu không phải là dãy số tự nhiên. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, … 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6. 0, 5, 10, 15, 20, 25, 30, … 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, … -GV cho HS quan sát tia số như trong SGK và giới thiệu: Đây là tia số biểu diễn các số tự nhiên. -GV hỏi: Điểm gốc của tia số ứng với số nào? -Mỗi điểm trên tia số ứng với gì? -Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số theo thứ tự nào? -Cuối tia số có dấu gì? Thể hiện điều gì? -GV cho HS vẽ tia số. Nhắc các em các điểm biểu diễn trên tia số cách đều nhau. c.Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên -GV yêu cầu HS quan sát dãy số tự nhiên và đặt câu hỏi giúp các em nhận ra một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. +Khi thêm 1 vào số 0 ta được số nào? +Số 1 là số đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 0? +Khi thêm 1 vào số 1 thì ta được số nào? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với +Khi thêm 1 vào số 100 thì ta được số nào? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 101. +GV giới thiệu: Khi thêm 1 vào bất kì số nào trong dãy số tự nhiên ta cũng được số liền sau của số đó. Như vậy dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi và không có số tự nhiên lớn nhất. +GV hỏi: Khi bớt 1 ở 5 ta được mấy? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 5? +Khi bớt 1 ở 4 ta được số nào? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 4? +Khi bớt 1 ở 100 ta được số nào? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 100? +Vậy khi bớt 1 ở một số tự nhiên bất kì ta được số nào? +Có bớt 1 ở 0 được không? +Vậy trong dãy số tự nhiên, số 0 có số liền trước không? +Có số nào nhỏ hơn 0 trong dãy số tự nhiên không? +Vậy 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên nào nhỏ hơn 0, số 0 không có số tự nhiên liền trước. +GV hỏi tiếp: 7 và 8 là hai số tự nhiên liên tiếp. 7 kém 8 mấy đơn vị? 8 hơn 7 mấy đơn vị? +1000 hơn 999 mấy đơn vị? 999 kém 1000 mấy đơn vị? +Vậy hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị? d.Luyện tập, thực hành : Bài 1 -GV yêu cầu HS nêu đề bài. -Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào? -GV cho HS tự làm bài. -GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào? -GV yêu cầu HS làm bài. -GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị? -GV yêu cầu HS làm bài. -GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó cho điểm HS. Bài 4 -GV yêu cầu HS nêu đặc điểm của từng dãy số. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. |
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. c. 50 076 342;d. 57 634 002. - 1 em đọc lại các số ở bài 4 -HS nghe. -2 đến 3 HS kể. Ví dụ: 5, 8, 10, 11, 35, 237, … -2 HS lần lượt đọc. -HS nghe giảng. -4 đến 5 HS kể trước lớp. -2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp. -Dãy số trên là các số tự nhiên, được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0. -HS nhắc lại kết luận. -HS quan sát từng dãy số và trả lời. +Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu số 0. Đây chỉ là một bộ phận của dãy số tự nhiên. +Không phải là dãy số tự nhiên vì sau số 6 có dấu chấm (.) thể hiện số 6 là số cuối cùng trong dãy số. Dãy số này thiếu các số tự nhiên lớn hơn 6. Đây chỉ là một bộ phận của dãy số tự nhiên. +Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu các số ở giữa 5 và 10, ở giữa 10 và 15, ở giữa 15 và 20, ở giữa 25 và 30, … -Là dãy số tự nhiên, dấu ba chấm để chỉ các số lớn hơn 10. -HS quan sát hình. -Số 0. -Ứng với một số tự nhiên. -Số bé đứng trước, số bé đứng sau. -Cuối tia số có dấu mũi tên thể hiện tia số còn tiếp tục biểu diễn các số lớn hơn. -HS lên vẽ. -Trả lời câu hỏi của GV. +Số 1. +Đứng liền sau số 0. +Số 2, số 2 là số liền sau của số 1. +Số 101 là số liền sau của số 100. +HS nghe và nhắc lại đặc điểm. +Được 4 đứng liền trước 5 trong dãy số tự nhiên. +Số 3, là số liền trước 4 trong dãy số tự nhiên. +Số 99, là số đứng liền trước 100 trong dãy số tự nhiên. +Ta được số liền trước của số đó. +Không. +Số 0 không có số liền trước. +Không có. +7 kém 8 là 1 đơn vị, 8 hơn 7 là 1 đơn vị. +1000 hơn 999 là 1 đơn vị, 999 kém 1000 là 1 đơn vị. +Hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị. -HS đọc đề bài. -Ta lấy số đó cộng thêm 1. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài tập vào VBT. -Tìm số liền trước của một số rồi viết vào ô trống. -Ta lấy số đó trừ đi 1. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. -Hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - Một HS nêu đặc điểm của dãy số trước lớp: a) Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 909. b) Dãy các số chẵn. c) Dãy các số lẻ. -HS cả lớp. |